Theo New York Times, bộ đầm của Marilyn Monroe diện trong buổi dạ tiệc sinh nhật Tổng thống John F. Kennedy năm 1962 gây chú ý suốt ba tháng qua, sau khi Kim Kardashian mặc nó tới Met Gala hồi tháng 5.
Thiết kế do Jean Louis thực hiện dựa trên bản phác thảo của Bob Mackie, đính thủ công 2.000 viên pha lê trên lụa souffle - loại vải hiện bị cấm do tính dễ cháy. Kim đã mượn nó từ công ty Ripley's Believe It Or Not! (Ripley's), cố giảm cân nhưng vẫn không mặc vừa, bị tố cáo làm hỏng váy.
Từ sự việc, dư luận dấy lên câu hỏi về số phận của những bộ đầm giá trị trong lịch sử. Trước khi tới tay Kim, thiết kế từng thuộc về một chủ ngân hàng đầu tư ở Phố Wall. Martin Nolan, giám đốc điều hành của nhà đấu giá Julien - nơi bán chiếc váy cho Ripley's, cho biết lần đầu anh nhìn thấy bộ váy năm 1999. "Tôi từng theo dõi một nhà đầu tư tên là Martin Zweig. Tôi đọc trên tờ New York Times rằng anh ấy đã mua chiếc váy với giá 1,2 triệu USD để đầu tư. Tôi không thể hiểu được điều đó", anh nói với Guardian.
🌺Năm 2016, Nolan tổ chức đấu giá bộ váy theo yêu cầu của vợ ông Zweig rằng: "Các anh phải bán nó với giá cao gấp bốn lần để chứng minh chồng tôi đã nhận định đúng về giá trị của bộ váy". Kết quả, Ripley's đạt quyền sở hữu với giá 4,8 triệu USD, biến nó trở thành chiếc váy đắt nhất thế giới.
Ngoài đầm của Marilyn Monroe, một trang phục nổi tiếng khác cũng gây chú ý: váy gingham của Judy Garland trong The Wizard of Oz (1939). Năm ấy, có tới 10 chiếc váy được để sản xuất để phục vụ quá trình quay phim. Một trong số đó được cho là thất lạc tại Đại học Công giáo Mỹ, nơi nó được trao cho người trong khoa kịch đầu những năm 1970. Theo Chicago Tribune,🍰 khi văn phòng khoa được dọn dẹp năm 2021, một giảng viên phát hiện chiếc váy trong hộp giày cũ.
ꦯHồi tháng 5, cháu gái của Gilbert Hartke - người sáng lập Khoa Ngôn ngữ và Kịch nói của Đại học Công giáo Mỹ - xác nhận sở hữu thiết kế này. Người này cho biết trong cuộc đấu giá sắp tới, bộ váy dự kiến có giá từ 800.000 đến 1,2 triệu USD.
Nhà sử học John Fricke - chuyên gia nghiên cứu về The Wizard of Oz và minh tinh Judy Garland - nói rằng bộ váy chỉ là một trong nhiều món được quan tâm. Những đôi giày đỏ ruby trong phim cũng trải qua các cuộc phiêu lưu. Một cặp hiện thuộc quyền sở hữu của FBI. Cơ quan này đã thu hồi sau khi chúng bị đánh cắp từ một cuộc triển lãm vào năm 2005. Năm 1970, một cuộc bán đấu giá đôi giày nguyên sơ nhất dự kiến diễn ra, song nhà thiết kế Kent Warner quyết định giữ lại cùng một bộ đầm. Fricke nói với Guardian: "May sao, một nhóm ngôi sao Hollywood trong đó có nhà sản xuất Steven Spielberg và tài tử Leonardo DiCaprio🦋 đã mua lại đôi giày và tặng cho Bảo tàng Học viện ở Los Angeles".
Lịch sử thời trang thế giới cũng không thể không nhắc tới bộ váy suit hồng mâm xôi kèm mũ pillbox đặc trưng của Jackie Kennedy. Cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ đã mặc chúng khi cùng chồng tới Dallas năm 1963. Khi họ đi qua kho sách của thư viện Texas, Tổng thống John F.Kennedy bị ám sát bằng hai phát súng chí mạng. Bộ váy dính máu được bảo quản tại Cục Lưu trữ Quốc gia Mỹ, không công khai cho tới năm 2013. Sau khi chồng bị bắn, Jackie bò ra khỏi xe. Chiếc mũ được Sở Mật vụ Mỹ đưa cho thư ký riêng của phu nhân ngay sau đó rồi biến mất. Theo CNN, đến nay tung tích của nó vẫn là điều bí ẩn.
Theo New York Times, ngôi sao điện ảnh Debbie Reynolds là một trong số người đam mê sưu tầm, sở hữu bộ sưu tập khổng lồ các trang phục nổi tiếng, gồm: trang phục của Elizabeth Taylor từ phim National Velvet (1944), trang phục nữ sinh của Leslie Caron từ Gigi (1958), đồ của Audrey Hepburn trong My Fair Lady, váy trắng của Marilyn Monroe trong The Seven Year Itch.
Trong khi Reynolds nhận thức rõ về giá trị lịch sử của chúng, nhiều người lại xem nhẹ. Tờ Guardian 𓂃cho biết người đẹp từng liên tục yêu cầu Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh giúp bà bảo quản và trưng bày một số tác phẩm quý giá, nhưng luôn bị từ chối. Năm 2011, Reynolds đã bán một số thiết kế, trong đó váy của Monroe đạt giá 4,6 triệu USD, váy Hepburn thu được 3,7 triệu USD. Reynolds qua đời năm 2016 và phải tận bốn năm sau đó, nguyện vọng của bà mới được thực hiện. Academy Museum đã làm việc với con trai của Reynolds, Todd Fisher, để trưng bày các tác phẩm còn lại trong bộ sưu tập của bà.
🔜Theo giáo sư Deborah Nadoolman Landis, người quản lý triển lãm "Trang phục Hollywood" của Bảo tàng Victoria và Albert tại London năm 2013, các trang phục lịch sử gắn với phụ nữ thường bị bỏ qua vì bất bình đẳng giới, chưa được đánh giá đúng tầm và lưu giữ như những món đồ quý.
❀Dù một số tổ chức thờ ơ, rất nhiều người sẵn sàng bỏ ra một khoản lớn để săn lùng, lưu giữ những kỷ vật này. Giáo sư Landis cho biết 90% trang phục ở Hollywood hiện nằm trong tay các nhà sưu tập tư nhân bởi một phần họ chịu chi, một phần do các viện bảo tàng hay từ chối mua lại vì việc chăm sóc tốn sức và thời gian.
Bên cạnh những nhà sưu tập chuyên nghiệp, một số người không có đủ kỹ năng để bảo quản, gìn giữ, khiến kỷ vật ít nhiều thay đổi so với nguyên bản. Nhà sử học John Fricke nói với Guardian💦: "Vài năm trước, một nhà sưu tập rất hào phóng khi tự bỏ tiền ra mua và trưng bày món đồ. Nhưng cách anh ấy bảo quản nó khá tệ. Anh ấy dùng túi vải thô lớn chở trang phục đi khắp nơi, khiến quần áo bị hỏng".
Theo New York Times, trang phục của Monroe, Garland và Hepburn hiện được nhiều người tìm mua nhất, khiến các nhà đấu giá phát triển mạnh một bộ phận chuyên tư vấn, cung cấp thông tin về chúng. Hành trình săn tìm những món đồ nổi tiếng mang đến cho họ những trải nghiệm thú vị. Helen Hall, giám đốc văn hóa đại chúng của nhà đấu giá Bonhams, cho biết cô từng gọi điện để xác thực thông tin về một quý ông đã qua đời trong quá trình thu mua bộ váy của Hepburn trong Breakfast at Tiffany'sജ. "Ông ấy đã mua rất nhiều trang phục và kỷ vật của Hollywood từ Hội chợ Thế giới. Ông sống trong căn hộ nhỏ ở Hoboken, New Jersey từ những năm 1970 và bạn không thể di chuyển đồ đạc ở đó", cô nói. Sau một thời gian tìm hiểu, cô đã xác minh tính hợp pháp của bộ váy, cùng công ty tổ chức đấu giá và thu về 120.000 USD.
Ý Ly