Ngày 9/12/1983, một nhóm họ🌜c sinh lớp 4 đến chơi công viên Nghênh Trạch ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Trong lúc chơi đùa, hai bé Dư Bân và Vương Nhuệ nhìn thấy hồ nước đóng băng trong công viên, liền thách đố nhau ai c🍸ó thể đi đến giữa hồ. Càng gần khu vực giữa hồ, mặt băng cũng càng mỏng.
Đúng lúc này, mặt băng dưới chân Bân đột nhiên vỡ tan khiến Bân chìm xuống nước lạnh. Thấy🅺 bạn bị ngã, Nhuệ vội vàng lao đến cứu, nhưng bị ngã xuống theo.
Nghe thấy tiếng kêu, các bạn cùng lớp phát hiện tình hình, vừa hô hoán vừa chạy đi tìm người lớn. Nữ sinh Trì Việt Trung, 15 tuổi, đang ngồi trong công viên, lập tức đứng dậy chạy về꧃ phía hồ nước.
Biết đi trên mặt băng rất nguy hiểm, Trung thận trọng nằm sấp xuống, chầm chậm bò về phía giữa hồ. Tuy nhiên lúc nꦦày đang là mùa đông, hai cậu bé đều mặc áo bông. Áo bông thấm nước rất nặng, Trung lại tương đối gầy nên sau một hồi lâu vẫn không thể nào kéo được hai cậu bé lên mặt băng.
Trong lúc đang tìm cách cứu người, mặt băng dưới thân Trung bỗng vỡ ra khiến Trung cũng bị ngã xuống. Lúc này, Trung vẫn không ❀quên việc cứu người, nhanh chóng bơi đến chỗ hai cậu bé, cố gắng đẩy hai cậu bé đến rìa mặt băng để có chỗ bám.
Một 𒉰nhân viên quản lý công viên nghe tin chạy đến, cùng các du khách hợp lực kéo ba học sinh ở dưới nước lên rồi lập tức đưa đến bệnh viện.
Sức khoẻ của Bân và Nhuệ không có vấn đề gì lớn, nhưng tình hình của Trung lại không hề lạc quan. Sau 14 tiếng được cứu chữa, trái tim nữ sinh 15 tuổi ngừng đập. Ba ngày sau, Trung được truy tặng danh hiệu đoàn viên thanh niên ưu tú và danh hiệu Học sinh ba tốt cấp thành phố. Một năm sau, chính quyền tỉnh Sơn Tây trao tặng Trung danh hiệu Liệt sĩ cách mạng, trở thành nữ liệt sĩ trẻ tuổ🍒i nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Thanh thiếuও niên toàn thành phố Thái Nguyên dựng một bức tượng cao bốn mét bên bờ hồ Nghênh Trạch để tưởng nhớ sự dũng cảm hy sinh thân mình vì người khác của em.
Sự kiện này đã thu hút được sự quaౠn tâm của đông đảo người dân cũng như các cơ quan truyền thông. Khi một ph🎉óng viên đến phỏng vấn cậu bé Dư Bân hứa: "Nhất định phải học tập tấm gương liệt sĩ Trì Việt Trung, mãi mãi không quên ơn cứu mạng, phải chăm chỉ học tập, lập chí thành tài". Tuy nhiên sau đó Bân lại không thực hiện.
Sau khi trải qua chuyện🧜 này, cha mẹ Bân lại càng nuôngꦡ chiều con hơn. Có một lần, một người hàng xóm đang tưới nước cho ruộng rau. Bân chạy đến cầm vòi nước phun lung tung làm nát hết rau. Hàng xóm nói chuyện này với mẹ Bân, nhưng bà chẳng những không ý thức được vấn đề mà còn chỉ trích người này làm to chuyện...
Được cha mẹ xin cho vào làm công nhân tại một nhà máy, Bân không tuân thủ chế độ giờ giấc, thường xuyên cãi nhau với quản đốc rồi bỏ việc. Bân bắt đầu giao du với một số ꦗthành phần bất hảo trong xã hội, gia nhập một băng đảng nhỏ ở địa phương do Hắc ca cầm đầu. Có một lần, Hắc ca sai Bân đi đánh dằn mặt một người nhưng do nôn nóng thể hiện bản thân, Bân đánh chết người. Hắc ca lập tức bỏ trốn, để lại một mình Bân chịu tội.
Bân bị tuyên án tử hình vì tội cố ý g🌸iết người có tổ chức. Ngày 9/12/2003, tròn 20 năm từ ngày Bân được cứu, theo di nguyện của Bân trước khi thi hành án, cha mẹ mang một lẵng hoa đến đặt trước bia kỉ niệm liệt sĩ Trung. Tại đây, hai người gặp một thanh niên cũng đến dâng hoa. Đó chính là Vương Nhuệ, một cậu bé khác được Trung cứu.
Trái ngược với Bân, từ sau khi được cứu, Nhuệ và cha mẹ vẫn thường xuyên đến thăm hỏi, động viên cha mẹ Trung, 🅺từ đó đến nay hai nhà vẫn duy trì liên hệ. Năm Nhuệ 13 tuổi, cha qua đời, gánh nặng chăm sóc mẹ và gia đình rơi xuống 🌌vai cậu bé.
Sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, Nhuệ phục viên về làm việc tại công ty thuốc. Trong cuộc sống, bất cứ khi nào thấy ai gặp khó khăn, Nhuệ đề𒀰u giúp đỡ hết khả năng của mình, như một cách để đền ơn cứu mạng của Trung năm xưa.
Bốn ngày sau, ngày 13/12/2003, Bân bị thi hành án t𒊎ử hình. Sau khi được biết Bân bị xử bắn, Nhuệ im lặng một lúc lâu, cuối cùng chỉ nói: "Năm đó cậu ấy không phải là người như thế".
Khang Diệp (Theo CCTV)