Rắc rối của Owen và Thompson nảy sinh từ cái chết năm 1987 của Colleen Williar, nữ sinh viên 24 tuổi. Nạn nhân bị đánh đập, đâm dao, hiếp dâm và giết hại vào ngày 2/8/1987 tại nhà riêng thuộc t💙hành phố Baltimore, bang Maryland.
Một ngày sau, khi cảnh sát treo thưởng 1.000 USD để đổi lấy thông tin vụ án, Thompson, khi ấy 27 tuổi, giao ra con dao bấm trên thảm cỏ cùng chiếc quần bò ngắn dính ít máu ở túi sau. Khi bị nghi ngờ, Thompson nói được hàng xóm Owen, 22 tuổi, đưa cho con dao. Một năm sau, Owen bị tuyên án chung thân về tội Giết người.
༺Giữa phiên tòa, Thompson bị công tố viên nghi ngờ là đồng phạm. Qua nhiều lần thẩm vấn, Thompson dần thay đổi câu chuyện, cuối cùng thú nhận hai người cùng đột nhập ăn trộm, sau đó giết và xâm hại khi cô gái về nhà. Gần như ngay sau đó, Thompson xin rút lại lời tự thú nhưng cuối cùng vẫn bị kết án chung thân.
Gần 20 năm sau, bản án của Owen bị hủy để tái thẩm sau khi kết quả giám định ADN cho thấ🌳y tinhꦚ trùng thu được từ người nạn nhân không phải của anh.
Trước phiên tái thẩm vào năm 2007, công tố viên khẳng định vẫn có đủ chứng cứ kết tội nên đề nghị Owen chấp nhận dạng thỏa thuận nhận tội đặc biệt. Theo đó, Owen sẽ được khẳng định sự vô tội của mình trong biên bản tòa án và lập tức được trả tự do mà không phải trải qua phiên xét xử tốn ké☂m có thể kéo dài nhiều năm nữa. Đây cũng là cơ hội để Owen sớm khép lại một ꧙chương đen tối trong cuộc đời khi đã ở tuổi 43. Đổi lại, Owen chỉ cần chịu bản án vừa vặn thời gian đã ngồi tù.
Trái với dự liệu của công tố viên, Owen từ chối thỏa thuận và sẵn sàng chịu rủi ro ra tòa. "Tôi sẽ chết trong tù nếu buộc phải vậy", Owen nói. Quyết định trên khiến Owen phảithêm 16 tháng sau song sắt. 15/10/2008, ngày đầu tiên của phiên tái thẩm, công tố viên đứng trước thẩm phán và tuyên bố "cơꦬ quan công tố từ chối truy 🐟tố vụ án". Viên công tố nói không một lần quay sang nhìn Owen.
Trong ván bài pháp lý mà công tố 𝓰viên thường nắm cửa trên, Owen đã chiến thắng. Ngày hôm đó, người đàn ông bước ra khỏi tòa án với tư cách của một người tự do thật sự và vẫn giữ được quyền khởi kiện đòi bồi thường. Owen thực hiện quyền khởi kiện và được nhận 9 triệu USD sau khi chỉ ra nhiều sai phạm tố tụnℱg trong cuộc điều tra ban đầu. Tuy nhiên, đây dường như chưa phải là chiến thắng trọn vẹn của công lý.
Thompson cũng được hủy án để tái thẩm sau khi giám định ADN chứng minh ông ta không phải chủ nhân mẫu tinh trùng lạ. Vết máu trên túi quần của Thompson từng bị xác định là của nạn nhân, nhưng kết quả xét nghiệm mới cho thấy chủ nhân vết máu ⛦chính là Thompson. Con dao mà Thompson giao ra không có dấu hiệu đã được dùng trong cuộc giằng co dữ dội, ví dụ như bị mẻ mũi do đâm vào xương.
Về việc tại sao giao ra con dao, Thompson cho biết muốn lãnh 2.000 USD tiền thưởng, theo ProPublica. Thompson "chỉ 🌟điểm" Owen vì trước đó hai người có mâu thuẫn xung quanh cáo buộc ăn cắp trong lúc làm việc cùng nhau. Lời khai của Thompson về vai trò của bản 🌠thân và của Owen trong vụ án mạng đều là sai sự thật.
Tuy nhiên, trước ngày 🍌tái thẩm của Thompson, công tố viên cũng đưa thỏa thuận nhận tội tương tự như từng đề nghị với Owen. Sau khi chấp thuận, Thompson lập tức được🎃 phóng thích sau 23 năm ngồi tù vào năm 2010 nhưng vẫn mang thân phận kẻ giết người.
Dạng thỏa thuận đặc biệt mà công tố viên đưa ra cho Ow꧋en và Thompson có tên "thỏa thuận nhận tội theo kiểu Alford" hoặc "thỏa thuận không chống án". Ở Mỹ, bị cáo trong vụ án hình sự thường có hai lựa chọn. Nếu khẳng định vô tội, bị cáo sẽ bị đưa ra xét xử. Nếu nhận tội, bị cáo sẽ chịu phạt. Tuy nhiên, đôi khi còn lựa chọn thứ ba là "thỏa thuận nhận tội theo kiểu Alford". Theo đó, bị cáo được phép khẳng định sự vô tội trong hồ sơ tòa án, nhưng phải chấp nhận chịu phạt và thừa nhận rằng phía công tố có đủ chứng cứ buộc tội.
Hiện không có thống kê cụ thể về tần suất người có khả năng bị kết án oan bị gây áp lực để chấp nhận thỏa thuận Alford tại Mỹ. Nhưng chỉ riêng tại hạt và thành phố Baltimore, ProPublica đã tìm ra ít nhất 10 trường hợp trong khoảng 1998-2017, trong đó bị cáo chấp thuận thỏa th𝓀uận Alford dù xuất hiện chứng cứ mới có khả năng gỡ tội.
Công tố viên trong 10 trường hợp trên vẫn bảo vệ các bản án ban đầu. Theo họ, những thỏa thuận Alford này được dựa trên cơ sở hợp lý, ví dụ nhân chứng mấu chốt đ🎉ã chết hoặc nạn nhân không muốn trải qua phiên tái thẩm. Tuy nhiên, hai trong số 10 thỏa thuận Alford này đã bị hủy bỏ sau khi có chứng cứ cho thấy cuộc điều tra đầu tiên có sai phạm tố tụng, hai bị cáo từ đó được giải oan 🦩trọn vẹn.
Thỏa thuận kiểu Alfo🍬rd trong những trường hợp trên có tác hại rõ ràng vì buộc bị cáo phải nhận tội để được tự do ngay lập tức. Người vô tội vẫn phải mang thân phận kẻ giết người và mất quyền khởi kiện đòi bồi thường oan sai. C✤ông tố viên được giữ thành tích không xứng đáng trên giấy tờ chính thức. Đặc biệt, vụ án không được điều tra lại, hung thủ thật sự vẫn còn lộng hành.
Quốc Đạt (Theo ProPublica, National Registry of Exoneration)