Th💞eo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ươ🍰ng, lúc 10h ngày 14/9, tâm bão Doksuri nằm trên khu vực biển quần đảo Hoàng Sa và cách bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình khoảng 600 km về phía đông. Cường độ c🎐ủa bão mạnh cấp 11, tăng ba cấp so với một ngày trước.
Họp trực tuyến về ứng phó bão Doksuri, ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ươ⭕ng cho biết, chiều 15/9 bão sẽ đổ bộ vào các🌞 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị với sức gió cấp𒐪 11- 12, giật tới cấp 15.
Bão sẽ gây mưa rất lớn, từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có thể mưa đến 300 mm. Từ Quảng Ninh đến Quảng Bình nước biển dâng mꦺột mét, có nơi dâng t🎶ới 2-3 mét.
UBND tỉnh Hà Tĩnh chiều 13/9 đã họp với các huyện, 🉐truyền thông điệp✅ chống bão với tinh thần khẩn trương nhất và cấm biển từ chiều cùng ngày.
Phó chủ tịch tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho hay, với bão cấp 12 thì tỉnh phải di dời hơn 2🔥8.000 dân tại 13 huyện, thị xã. “Chún꧂g tôi đã điểm danh từng địa bàn, từng điểm có dân phải di dời. Các điểm như cửa sông, khu vực lũ quét với khoảng 10.000 dân sẽ được di dời trong hôm nay”, ông Sơn cho biết.
Quảng Bình còn gần 300 tà🅰u ngoài khơi và tất cả camꦇ kết vào bờ trong ngày 14/9. Chủ tịch tỉnh Nguyễn Hữu Hoài xác định cần phải di dời hơn 20.000 hộ dân, nên đã p꧋hân công các lãnh đạo tỉnh trực tiếp phụ trách từng địa bàn.
“Khó khăn lớn nhất là nh🍬ững tàu công suất trên 300 CV không có chỗ neo đậu, kiến nghị Chính phủ sớm hỗ trợ đầu tư”, ông Hoài nói.
Nghệ An đã cấm biển từ sáng 14/9 và đang kêu gọi gần 900 phương tiện vào bờ. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường cho biết tỉnh đã thu hoạch 100% lúa hè thu, còn lúa mùa mới thu hoạch được 30%.
“Tỉnh có hơn 600 hồ🔯 lớn nhỏ, các hồ đều đảm bảo an toàn. Tuy nhiên nếu bão gây mưa lớn thì có thể gây nguy hiểm, vì vậy tỉnh đang tập trung lực lượng để có giải pháp xử lý", ông Đường nói và kiến nghị Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn điều tàu ♛cứu hộ công suất lớn vào cảng Cửa Lò để sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết.
Khuyến cáo hạn chế lưu thông trên quốc lộ 1
Theo thiếu tướng Nguyễn Văn Nam - Phó tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đến sáng 14/9, các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã thông báo cho gần 70.000 tàu thuyền biết hướng di chuyển của bão để chủ động thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Số tàu thuyền𓆉 còn ho🗹ạt động trong khu vực ảnh hưởng, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa là trên 4.600 với gần 20.000 lao động.
“Hiện còn 4 tàu thuyền chưa liên lạc được, lực lượng chức năng đang tiếp tục kêu gọi”, ông Nam nói và đề nghị các cơ quan chức năn✤g cảnh báo phương tiện lưu thông trên quốc lộ 1, hạn chế đi vào khu vực bão.
Bộ🍷 trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường - Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, ch♐o rằng tàu thuyền vãng lai "cũng rất đáng lưu ý". Đây là số tàu thuyền không hiểu luồng lạch, quy luật nên các tỉnh cần có biện pꦇháp thông báo; đồng thời đảm bảo an toàn cho khách du lịch.
Thời gian này, triều c♑ường đang cao nên Bộ trưởng Cường khuyến🐭 cáo địa phương không ảnh hưởng trực tiếp bởi bão cũng không nên chủ quan. Bộ Giao thô🏅ng được yêu cầu phối hợp đảm🌃 bảo giao thông trên tuyến đường "yết hầu" quốc lộ 1.
Nhấn mạnh Doksuri là cơn bão🌃 mạnh nhất từ năm 2014 đến nay, Phó thủ tướng T༒rịnh Đình Dũng cho rằng nếu không ứng phó kịp thời, hậu quả sẽ rất lớn. Ông 🎃yêu cầu chính quyền các tỉnh đồng loạt cấm biển vào ngày 14/9, hỗ trợ người dân thu hoạch lúa, hoa màu, đảm bảo an toàn cho lồng bè tại vùng bị ảnh hưởng.
“Nhiệm vụ quan trọng nhất là tập trung sཧơ tán triệt để người dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Cần thiết phải cưỡng chế, không để người dân còn ở trên lồng bè, chòi canh, tro🐼ng các công trình chất lượng kém”, Phó thủ tướng nói.
Võ Hải