Sau một thời gian dưỡng bệnh tại nhà riêng, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Viễn Châu qua đời vì tuổi cao sức yếu. Tang lễ của ông sẽ được tổ chức tại Nhà Tang lễ TP HCM. NSND Lệ Thủy, NSND Kim Cương và Ban ái hữu Hội Sân khấu TP HCM cùng gia đình chuẩn bị hậu sự cho ôn♏g.
Lễ tẩm liệm diễn ra vào 6h sáng 2/2 tại nhà riêng ở đường Trần Hưng Đạo, TP HCM. Ban đầu, nhiều người mong muốn linh cữu cố nghệ sĩ được quàn tại Nhà Tang lễ TP HCM (số 25 Lê Quí Đôn, quận 1). Tuy vậy, theo nguyện vọng của bà bà Nguyễn Thị Đạo (86 tuổi) - vợ soạn giả Viễn Châu 📖 - lễ tang của ông sẽ được tổ chức tại nhà riêng, không đưa ra Nhà Tang lễ. Bởi bà mong muốn đến lúc ra đi ông vẫn ở trong ngôi nhà của mình. Lễ động quan diễn ra vào 6h sáng 4/2. Sau 𒐪đó, nghi thức hỏa táng diễn ra tại Bình Hưng Hòa, TP HCM.
Nghệ sĩ Viễn Châu tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh năm 1924 tại Trà Vinh. Sinh thời, ông được xem là một🦋 danh cầm đàn tranh và là soạn giả cải lương nổi tiếng. Năm 2012 ông được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Năm 1945, khi Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, ông Viễn Châu đã viết vở cải lương đầu tay mang tên Hồn chiến sĩ, về cuộc kháng chiến chống Pháp. Năm 1950, ông viết vở cải lương tên Nát cánh hoa rừng với bút danh Viễn Châu. Vở này được ông phóng tác từ truyện đường rừng của nhà văn Khái Hưng. Đây là vở cải lương đầu tiên của ông được đoàn Việt kịch Năm Châu trình diễn trên sân khấu đại ban tại Sài Gòn🎀 cũng trong năm 1950, được rất nhiều✱ khán giả ủng hộ.
Từ đó, tên tuổi ông ngày càng được giới mộ điệu chú ý. Các tác phẩm biểu diễn đàn tranh của ông được nhiều hãng đĩa thu thanh và phát hành liên tục. Ngoài đoàn Việt kịch Năm Châu, ông còn cộng tác với các đoàn hát: Kim Thanh Út Trà Ôn (1955), Thanh Tao (1958), Thanh Nga (1962), Dạ Lý Hương (1969), Tân Hoa L﷽an (1969). Ông còn cộng tác với các hãng đĩa Việt Nam (1950), Kim Long (1951), Việt Hải (1953), Thăng Long (1954), Sống Mới (1968), Nhạc ngày xanh (1969)...
Sau năm 1975, ông cộng tác với Đoàn Văn công (1975), hãng băng Sài Gòn Audio (1978) và nhiều đoàn hát ở các tỉnh. Năm 1984, ông cùng đoàn nghệ thuật 284 lưu diễn 🌼ở nhiều nước.
Ông còn được cho là người đã khai sinh ra thể loại cải lương tân cổ giao duyên, đã có công đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sĩ cải lương danh tiếng một thời. Nghệ sĩ Viễn Châu được giới mộ điệu xem là "vua của các vị vua cải lương". Nhiều nghệ sĩ thế hệ sau được khán giả yêu thích và biết đến thông qua các tác phẩm của ông như: nghệ sĩ Mỹ Châu với bài Hòn vọng phu, nghệ sĩ Út Trà Ôn với bài Tình anh bán chiếu... Ông c꧒ũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa... thể hi🌄ện.
Gia tài ông để lại cho đời khoảng 70 vở cải lương, như: Chuyện tình Hàn Mặc Tử, Chuyện tình Lan và Điệp, Quân vương và thiếp, Qua cơn ác mộng, Nợ tình, Hoa Mộc Lan... cùng 2.000 bài ca cổ, như: Sầu vương ý nhạc, Lá trầu xanh, Lòng dạ đàn bà, Hàn Mặc Tử, Tâm sự Mai Đình...
Thất Sơn