Bệnh nhân có tiền sử𝓰 dị ứng chim bồ câu hồi hai tuổi. Ngoài ra, cô cũng bị tê lưỡi, phù mặt mỗi khi ăꦬn tôm, cua. Lần này, cô chủ động uống thuốc chống dị ứng tại nhà nhưng tình trạng không cải thiện, nhập viện cấp cứu hôm 11/4.
Tại Khoa Hồi sức 🐟cấp cứu yêu cầu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú T🌠họ, bác sĩ tiêm bắp adrenalin, dùng thuốc chống dị ứng, chống viêm, truyền dịch bù điện giải.
Sau một ngày, bệnh nhân đã ổn định trở lại, các triệu chứng thuyên gꦑiảm.
Theo bác sĩ Lê Văn Quý, Khoa Hồi sức cấp cứu, sốc phản vệ c♓ó thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi trường hợp và không chỉ do dùng thuốc. Nguyên nhân có thể là ăn thức ăn lạ (tôm, cua, ghẹ, thịt, côn trùng...), côn trùng đốt, tiếp xúc chất lạ... Những người đã bị dị ứng với loại thức ăn nào thì không nên ăn lại, nguy hiểm sức khỏe.
Để an toàn, người có cơ địa dị ứng không ăn các món dễ gây dị ứng; chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chế biến kỹ lưỡng. Người dân tuyệt đối không ăn bất cứ loại thức ăn nꦬào từng gây sốc phản vệ.
Khi xuất hiện các triệu chứ🌄ng khác thường như mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩ༒n ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám xét và điều trị kịp thời.
Thùy An