Bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cấp cứu, ngày 21/4. C✱ác bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc phản vệ nặng, cấp cứu theo phác đồ sốc phản vệ.
Bệnh nhân được tiêm thuốc chống sốc phản vệ adren🍌aline đường bắp thì có dấu hiệu giảm khó thở, nhưng mặt, hai mắt vẫn sưng nề. Khoảng 20 phú𒅌t sau cấp cứu, bệnh nhân dần ổn định và chuyển điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu.
Các bác sĩ cho biết, sốc phản vệ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, rất sớm hay đôi khi muộn hơn sau một vài giờ và hậu quả vô cùng nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó thuốc là nguyên nhân hàng đầu, tiếp đến là thức ăn, nọc côn trùng. Một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân gây ra sốc phản vệ nhưng một số khác lại rất khó🐓 để có thể xác định bởi nguyên nhân gây ra có thể là có sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, việc chẩn đoán càng trở nên khó khăn hơn.
Các triệu chứng sốc là mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, khó thở, tức ngực, mạch nha💟nh, huyết áp🐷 tụt, vật vã kích thích, có thể có tiếng thở rít, rối loạn ý thức, hôn mê, thậm chí tử vong.
Các bác sĩ khuyến cáo khi cơ thể có൩ dấu hiệu bất thường sau khi tiếp xúc với các dị nguyên như ong đốt, kiến đốt, tiêm, uống thuốc, ăn các loại thực phẩm... người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc chống dị ứng.