Xung quanh câu chuyện Man Utd chính thức sa thải HLV Ole Solskjaer sau trận thua 1-4 trước Watford cuối tuần qua, tôi thấy thật buồn cười khi nhiều người cho rằng Ronaldo chính là nguyên nhân dẫn tới thành tích bết bát của Quỷ đỏ thời gian qua. Thậm chí, Cựu tiền đạo Arsenal Paul Merson còn đổ lỗi "Ronaldo phá hỏng kế hoạch của HLV người Na Uy". Cá nhân tôi không đồng tình với quan điểm này.
Điều đầu tiên, hãy xem những gì mà Solskjaer đã tạo dựng nên ở Man Utd suốt hai mùa giải đã qua. Đó là một lối đá thuần phòng ngự phản công. Triết lý chơi bóng này được Solskjaer áp dụng cho gần như mọi trấn đấu, ở mọi đấu trường, t🐈rước mọi đối thủ. Dù gặp đội bóng mạnh hay đối thủ dưới cơ, Man Utd của Ole cũng luôn nhập cuộc một cách chậm chạp, ưu tiên cho mặt trận phòng ngự và chờ đợi cơ hội để phản công. Chính lối chơi một màu này khiến đội chủ sân Old Trafford gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối đầu với những đội bóng không chơi tấn công. Trận gặp Villar🐼eal ở Champions League vừa qua là một ví dụ điển hình.
Chưa kể, để xây dựng một lối đá phản công sắc nét, đội bóng luôn cần có những cầu thủ ở hệ thống phòng ngự thi đấu chắc chắn và sắc sảo. Nhưng hãy xem những trung v𒅌ệ như Harry Maguire, Lindelof, Shaw, Wan-Bissaka... đã làm gì trong thời gian gần đây. Hàng thủ của Man Utd liên tục bị các đối thủ lớn nhỏ xuyên phá, đặc bi🌜ệt là từ hai cánh khi hai hậu vệ biên ham dâng cao. Trong khi đó những trung vệ phía trong liên tục mặc lỗi vị trí, tạo cơ hội cho đối thủ ghi bàn. Sự xuất sắc của thủ môn De Gea và tân binh Varane là không đủ để cứu vãn cả một hàng thủ tệ hại của Quỷ đỏ.
Thêm vào đó, một vị trí trọng yếu khác trong hệ thống phong thủ phản công chính là tiền vệ trụ, nơi McTominay và Fred trấn giữ. Trong khi tiền vệ trẻ người Scotland vẫn cho thấy sự non nớt của mình thì Fred lại là nỗi thất vọng tràn trề với các cổ động viên Man Utd. Cả hai gần như vô dụng trong khoản đánh chặn các pha lên bóng của đối thủ. Không thể làm tốt nhiệm vụ thu hồi bóng, ngay cả khả năng phát động tấn công nhanh của hai cầu thủ này cũng rất tệ, khi đem so sánh với những người đồng nghiệp bên phía những đội bóng khác như Kante (Chelsea), Rice (West Ham), Gundogan (Man City), Fabinho (Liverpool)... Màn trình diễn kém cỏi của Fred và McTominay đã biến vị trí của họ trở thành tử huyệt của Man Utd, bị cáꦫc đối thủ kh𝔍ai thác triệt để.
>> 'Ronaldo khô🐓ng xứng đáng𒀰 mang băng đội trưởng Bồ Đào Nha'
Rõ ràng, kế hoạch của Ole Solskjaer đã thất bại ngay từ trước khi mùa giải này bắt đầu. Những sự bộ sung nhân sự trong kỳ chuyển nhượng mùa hè là không đủ để vá những lỗ hổng lớn nhất trong hệ thống mà ông thầy người Na Uy đang xây dựng. Thế nên, thất bại cũng là điều dễ hiểu. Một đội bóng choi phòng ngự phản công mà không thể thủ được thì lấy gì để phản công? Và Solskjaer cũng bộc lộ sự non kém của mình khi không có những phương án khác cho đội bóng trong trường hợp bế tắc. Những sự thay đổi người của Ole chủ yếu là về mặt con người chứ không phải chiến 🐟thuật, chủ yếu trông chờ vào những màn tỏa sáng cá nhân.
Nói về Ronaldo, nhiều người cho rằng sự xuất hiện của ngôi sao người Bồ Đào Nha đã phá vỡ kế hoạch ban đầu của HLV Solskjaer. Nhất là khi đội chủ sân Old Trafford vừa gia hạn thành công với Cavani. Tôi cho rằng đó là suy nghĩ sai lầm. Sau 13 trận đấu đã qua cho Man Utd, Ronaldo ghi tới chín bàn thắng, trong đó có những pha lập công vô cùng quan trọng, mang lại những điểm số cực kỳ quý giá cho đội nhà. Nếu không có sự tỏa sáng củꦰa một ngôi sao, trong bối cảnh Cavani không đảm bảo thể lực để thi đấu thường xuyên, còn Martial vẫn vô duyên như thường lệ, có lẽ Man Utd còn hết cả cơ hội tại Champions League.
Xét cho cùng, Ronaldo dù có thi đấu cá nhân, đôi khi có phần ích kỷ, không chịu về hỗ trợ phòng ngự, nhưng nên nhớ anh là một tiền đạo, nhiệm vụ lớn nhất là ghi bàn. Và với những gì đã thể hiện, tôi cho rằng Ronaldo đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Man Utd đã được hưởng lợi bởi nhũng bàn thắng của CR7, thế nên họ không thể bắt một tiền đạo 36 tuổi phải lên công về thủ suốt cả trận đấu.
>> Cuộc đua vô n🌳ghĩa giữa fan 'cuồng' Messi🐈 và Ronaldo
Việc Solskjaer bật b🉐ãi khỏi Man Utd không phải lỗi của Ronaldo. Vấn đề ở đây là Ole đã quá bị động trước sự xuất hiện của người đồng đội cũ và chưa có kế hoạch thay đổi lối chơi để sử dụng hiệu quả cầu thủ này. Tôi tin rằng, nếu đội bóng sở hữu Ronaldo trong đội hình là Man City hay PSG - nhữ💦ng CLB có một hệ thống phòng thủ, tấn công ổn định, mọi chuyện có lẽ đã rất khác, thay vị một mớ hỗn độn như ở Man Utd.
Nói tóm lại, vấn đề lớn nhất vẫn nằm ở chính Ole Solskjaer khi k🃏hông làm chủ được những con người mình đang có trong tay. Sự thiếu cá tính, mờ nhạt, có phần nhu nhược của HLV người Na Uy đã vô tình biến cả một tập🍎 thể Man Utd với nhiều cá nhân xuất sắc trong đội hình trở nên vô hồn, rời rạc, và thất bại đến như một hệ quả tất yếu. Giờ đây, có lẽ nửa đỏ thành Manchester sẽ cần một vị thuyền trường mới có đủ tầm để vực dậy đội bóng.
Dẫu sao, di sản mà Ole để lại vẫn rất đáng được trân trọng. Ông đã làm sống lại tinh thần và bản sắc Man Utd nơi các cầu thủ - thứ đã bị mai một rất nhiều kể từ sau thời của Sir Alex Ferguson. Solskjaer có quyền ngẩng cao đầu ra đi, người hâm mộ Quỷ đỏ cũng có thể tự hào về người huyền thoại của đội bóng. Giờ là lúc người ta chờ xem ai sẽ đủ sức tiếp quản công việc khó khăn tại Old Trafford - ráp nối mảnh ghép Ronaldo.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.