Nghiên cứu được tiến hành bởi các chuyên gia Đại học California - Berkeley ♛(Mỹ). Các chuyên gia đã phân tích 32 mẫu son thỏi và son nước khác nhau thường được bán trong các nhà thuốc và cửa hàng bách hóa.
Giáo sư Katharine Hammond, tác giả nghiên cứu và chuyên gia về khoa học sức🤡 khỏe môi trường cho biết: ܫ"Việc tìm ra những kim loại trong son môi không phải là vấn đề, quan trọng là nồng độ các kim loại đó. Một số kim loại độc hại đang vượt quá mức độ và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng trong thời gian dài".
Tác giả nghiên cứu cho biết nhóm đặt mối quan tâm vào son thỏi và son bóng bởi sản phẩm này đang được ăn hay hấp thụ bởi người sử dụng chúng. Các dữ liệu đã chỉ ra khi bôi son môi, chất độc sẽ được hấp thụ vào cơ thể. Ở mức độ sử dụng trung bìnꦗh, mỗi ngày có thể ăn khoảng 24 mg son môi, còn những người sử dụng cao, bôi nhiều lần trong ngày có thể ăn hơn 87 mg một ngày.
Nhóm sử dụng trung bình sẽ dẫn đến tiếp xúc quá nhiều với crom - một chất gâꦉy ung thư liên quan đến các khối u dạ dày. Còn người dùng nhiều sẽ nhận quá nhiều cadmium, nhôm, mangan. Tiếp xúc với nồng độ cao của mangan theo thời gian dễ bị độc tính lên hệ thống thần kinh.
Một nghiên cứu khác được tiến hành bởi Food And Drug Administration (FDA) vào năm 2012 cho thấy có hơn 400 thương hiệu son môi phổ biến chứa gấp đôi chì so với những báo cáo trước đó. Các tác giả giải thích, không nhất thi♓ết phải loại bỏ son môi nhưng nên sử dụng có mức độ và thay son thường xuyên. Một số người cần cẩn thận khi tiếp xúc, bao gồm phụ nữ mang thai và trẻ em. Cũng cần quản lý thanh thiếu niên với các sản phẩm này bởi chưa xác định được mức độ chì bao nhiêu là an toàn cho lứa tuổi.
Hiện vẫn chưa có tiêu chuẩn về hàm lượng chì, crom, cadimium trong mỹ phẩm. Một nhà nghiên cứu tại Đại học Canifornia - Berkeley kết luận: "FDA nên chú ý để cáꦦc sản phẩm son môi nói riêng và mỹ phẩm nói chung phải được đảm𒊎 bảo an toàn".
Phan Dương (Theo Medical News Today)