Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho biết để thích ứng Covid-19 an toàn, ở góc độ cá nhân, mỗi người 🦩cần chuẩn bị 🦂kỹ lưỡng để bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Đầu tiên, cần tuân thủ 5K✤, gồm: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập đông người - Khai báo y tế. Nguyên tắc này nên được áp dụng 🔴mọi lúc, mọi nơi, trong từng tình huống như tham gia hội họp, đi siêu thị, đi chợ, đi xe công cộng, nhận hàng của shipper...
Ông Phu nhấn mạnh vào việc "thật sự" cần thiết mới ra khỏi nhà, trong đó "cực kỳ hạn chế" ghé quán xá, ăn uống, tụ tập, ngồi cà phê... Cần cảnh giác khi tiếp xúc với người 𓂃lạ, người có nguy cơ cao. Nếu ra khỏi nhà, mỗi người cần mang theo chai cồn nhỏ khử khuẩn, đeo khẩu trang kèm kính chắn giọt bắn, hạn chế tiếp xúc với mọi đồ vật nếu không cần thiết.
Ví dụ, khi mua sắm, ☂bạn nên chọn hàng bằng mắt thay vì bằng tay. Khi đụng chạm món đồ, dùng chai k𒀰hử khuẩn mang theo để rửa tay ngay. Bạn cũng cần tuyệt đối cẩn trọng khi đi cắt tóc, gội đầu hoặc ở trong không gian kín, máy điều hòa như rạp chiếu phim, quán karaoke, xe buýt, khu công nghiệp...
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, lưu ý vấn đề cần thông thoáng không khí. "Các biện pháp lưu thôꩲng khí rất quan trọng, là biện pháp ngăn chặn nCoV lâu dài", ông nói.
Nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa và mở cửa thông thoáng các phòng. Tại bệnh viện, tất cả phòng khám ngoại trú, buồng bệnh đều phải mở toang cửa ❀sổ, cửa chính, lắp quạt máy xoay... Ở siêu thị, shop bán hàng, quán cà phê, quán ăn, lớp học c💖ũng vậy. Taxi, xe buýt, xe khách... không được đóng kín cửa và phải dùng quạt.
Thường xuyên khử khuẩn các bề mặt như tꦆay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút thang máy, điện thoại... Quần á♒o khi đi về được thay ra và giặt kỹ với xà phòng; thực phẩm mua về bỏ khỏi bao hoặc khử khuẩn mặt ngoài, sau mới cất vào tủ lạnh.
Tập thói quen dùn𝓡g dung dịch sát khuẩn hầu họng, góp phần phòng chống nhiễm khuẩn. Theo các chuyên gia, phải súc họng chứ không súc miệng, cố gắng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng. Không cần quá nhiều nước sát khuẩn trong một lần súc, khoảng 5 ml là đủ. Súc họng trước khi đi ra ngoài, ngay khi từ ngoài về nhà, ngay khi𝄹 tiếp xúc gần với người khác. Mỗi lần súc họng khoảng hai phút, trong đó có ba lần đưa xuống họng mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong để nguyên, không súc lại bằng nước tối thiểu 15 phút.
Người đã tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19 sau 14 ngày hoặc hai mũi vaccine cũng không nên chủ quan. "Hãy nhìn xung quanh xem người thân, đồng nghiệp, hàng xóm... có ai thuộc൩ trường hợp nguy cơ cao (người già, trẻ em, người có bệnh nền, béo phì) mà chưa được tiêm vaccine, hãy cách ly để bảo vệ họ, hãy đưa họ đi chích ngừa", ph🀅ó giáo sư Phu nói.
Người dân khi có các biểu hiện của Covid-19 như ho, sốt, mất vị giác, khứu g🌜iác... cần khai báo y tế, chủ động liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để được hướng dẫn.
Bên cạnh các biện pháp phòng dịch, mỗi người tự tăng đề kháng cho mình thông qua ăn uống, 𓄧giữ vệ sinh, tập luyện. Viện Dinh dưỡng quốc 🌼gia, Bộ Y tế đã đưa ra công thức dinh dưỡng 4-5-1 áp dụng cho các bữa ăn hàng ngày.
Trong đó, số 4 trong công thức là chế độ ăn cân đối 4 yếu tố: chất sinh năng lượng (carbohydrate, protein, lipid), protein (động vật và thực vật), lipid (động vật và thực vật) và vitamin - khoáng chất. Số 5 là để đảm bảo tính đa dạng của các bữa ăn theo nghĩa cần phải có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm, bao gồm: lương thực (gạo, mì); các loại hạt (đậu, đỗ, vừng, lạc...); sữa và các sản phẩm từ sữa; thịt các loại và cá, hải sản; trứng và các sản phẩm của trứng; rau lá xanh; củ quả màu vàng, cam, đỏ; và nhóm dầu ăn, mỡ. Cuối cùng, số 1 là mỗi bữa ăn trong một ngày cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khuyên ngoài bữa sáng, trưa, tối, nên bổ sung thêm hai bữa phụ là ăn nhẹ buổi 🌳chiều và trước khi đi ngủ, để cơ thể nạp đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng. Các bữa ăn nhỏ sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, ổn định lượng đường trong máu liên tục trong ngày, từ đó ngăn ngừa mệt mỏi và những đột biến về lượng đường trong máu. Đây cũng là phương pháp kiểm soát trọng lượng và độ bền năng lượng của cơ thể.
Thúy Quỳnh