Người con trai liên tục gọi điện cho mẹ khi báo chí đưa tin nước sông Tây Giang không ngừng dâng cao. Những ngôi nhà kiên cố 3-4 tầng ở huyện Bà Dương, tỉnh Chiết Giang, đổ sụp xuống sông khi đê vỡ, nước tràn qua nuố꧒t chử♒ng ruộng đồng, tấn công làng mạc.
Đây là trận lũ tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, tàn phá 🍸miền nam và miền trung🃏 Trung Quốc từ đầu tháng 6, buộc hàng chục triệu người phải sơ tán, phá hủy hơn 28.000 ngôi nhà, khiến 141 người chết hoặc mất tích.
Nước dâng khắp tầng một của ngôi nhà bà Zhang M🐽eifeng, 67 tuổi, nhưng bà quyết không rời đi. Bà từng nghe thấy tiếng nước như vậy trước đây. Đây là ngôi nhà mà chồng con bà đã dành dụm 20 năm mới có tiền xây. Họ đều là lao độ🌞ng nhập cư, xa quê đi kiếm tiền. Chồng bà làm mộc ở tỉnh Chiết Giang, còn con trai là nhân viên bán hàng ở Hải Nam.
"Chúng tôi chỉ kiếm được chút tiền, rất vất vả. Ki💖ếm ít nên🍬 dành dụm được ít", bà nói.
Thành quả suốt đời của gia đình bà là một ngôi nhà 3,5 tầng, bên trong là cầu thang xoắn ốc, nội thất bằng gỗ, đèn chùm. Họ đã chi 10.000 🐎USD để xây nó và vừa hoàn thiện năm ngoái, vẫn còn nợ chưa trả hết.
"Mẹ muốn ở lại trông nhà", bà Zhang nói với con trai đang gọi điện từ Hải Nam về, t🦄rước khi điện thoại hết pin. Bà bê tivi và các thiết bị điện tử kháಞc lên tầng để tránh lụt.
Vào ngày thứ ba, con rể bà chèo xuồng đến, đưa mẹ đi. Mấy ngày sau, bà Zhang khăng khăng đòi quay về, ôm một thùng bánh bao và🐟 nước uống cho hàng xóm trên chiếc thuyền cứu hộ của các tình nguyện viên đến từ Ninh Ba. Con rể bà giúp mẹ bê đồ nội thất lên cao hơn.
Mưa đã tạnh, xe tải chở binh lính được triển kh🥀ai để gia cố đê điều trước khi đợt mưa lớn tiếp theo ập t🐻ới. Tại những ngôi làng ngập trong nước lũ ở huyện Bà Dương, nơi có hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc nối với sông Trường Giang, các tổ chức phi chính phủ đang cố gắng hỗ trợ người dân.
Zhang ngồi cạnh hai tình nguyện viên mà công việc hàng💯 ngày là bán hàng và dạy phụ đạo ở tỉnh Chiết Giang. Họ tự bỏ tiền và công s꧋ức, chèo hai chiếc xuồng hơi đến giúp người dân.
"Cúi xuống!", họ kêu lên khi xuồng đi qua đường dây điện chỉ cách mặt nước chưa đầy một mét. Ánh mặt trời lóe lên trên dòng nước đục ngầu. Một con rắn nhỏ đang tìm cách chạy trốn. Ruộng đồng biến thành biển nước, ngọn cây thò lên giữa rác rưởi trôi nổi xung quanh. Ở một góc khác, một ngôi nhà đổ nghiêng xuống nước ở góc 45 độ.
Có tiếng mèo mắc kẹt gầm gừ đâu đó khi chiếc xuồng tiến vào 🎃làng của bà Zhang. Bà chỉ đường, con rể ngước nhìn hàng xóm vẫn đứng trên ban công hoặc đang di chuyển trên bè tre.
Khi đoàn người đế𒅌n nơi, bà Zhang leo lên tầng ba, vào một căn gác nhỏ. Bà nhét thứ gì đó vào ví🥀.
"Mẹ tôi còn để vài nghìn tệ tiền mặꦍt ở nhà🍷", con rể bà nói thầm. "Bà mất ngủ cả đêm qua khi nghĩ đến số tiền này".
Đa số người làng ở vùng nông thôn tỉnh Giang Tây này, ngôi làng vừa trải qua đại dịch Covid-19 hồi đầu năm, đều là n💮gườ🍬i già làm nông và trẻ con. Những ngôi nhà trong làng to rộng nhưng trống trải, bên trong là người già chăm nom trẻ con để bố mẹ chúng đi thành phố lớn lao động, mỗi năm chỉ về nhà một lần.
Khi nước lũ dâng cao tuầ꧂n trước, nhiều người nhớ lại năm 1998, lần gần nhất những cơn mưa như trút khiến nước sông dâng cao tràn bờ đê. Hơn 3.000 người năm đó thiệt mạng vì lũ sông Trường Giang, 14 triệu người ở vùng đồng bằng mất nhà cửa.
Tại Bà Dương, nhiều ngôi nhà lไàm bằng gỗ thời đó đã sụp, bao gồm nhà bà Zhang. Khi đó bà ở nhà một mình với hai con, chồng đi làm xa. Dân làng phải sơ tán, ở tạm dưới lán bằng bạt nhựa, vây quanh là bò, lợn.
Trung Quốc đã đầu tư lớn vào thủy lợi sau năm 1998, đặc biệt là khu vực dọc sông Trường Giang. Nhưng những nơi nhỏ hơn như làng của bà Zhang, thuộc khu vực trũng thấp quanh hồ Bà Dương, mực nước đang cao hơn 3 mét sඣo với mức cảnh báo và đang trên đỉnh lũ.
Dân làng cho biết các quan chức địa phương thể hiện mình là người có 🌞trách nhiệm khi "lãnh đạo lớn" đến thăm, nhưng mặt khác, họ vẫn phê duyệt các hợp đồng xây dựng kém chất lượng. Người dân cũng cho hay tiền cứu trợ thiên tai do chính quyền trung ương đưa xuống cũng bị các quan chức tham nhũng cắt 💖xén.
"Nó không bao giờ đến được tay những người dân thường như chúng tôi", Gao, con rể bà Zhang,🌱 nói.
Cách làng bà Zhang vài km, ông Sheng đang trải thóc giống ra đường phơi khô. Đằng sau ông là một💙 con đường ngập trong nước lũ. 330 mẫu ruộng mà ông thuê người canh tác💫 đã bị nhấn chìm. Một con đê vỡ đáng lẽ phải gia cố lại năm ngoái chỉ làm được một nửa rồi bỏ dở.
"Đây là vấn đề do con ngườ🥀i tạo ra. Con đê này đáng lẽ không vỡ", Sheng nói, mồ hôi tuôn ra như tắm dưới vành mũ. "Đê chả khác gì miếng đậu phụ", ông nói, sử dụng thuật ngữ phổ biến ở Trung Quốc sau 𝓡trận động đất Tứ Xuyên năm 2008, đề cập đến những dự án xây dựng kém chất lượng được quan chức địa phương phê duyệt và gây nguy hiểm cho cuộc sống của người dân.
Gần 1.650 mẫu đất nông nghiệp bị lũ nhấn chìm vì con đê vỡ đó, phá hủy vụ mùa đầu tiên trong năm của nông 🅺dân, vụ mùa trồng sớm theo lời kêu gọi của chính phủ vì đại dịch, cùng phần lớn cây giống cho vụ thứ hai và thứ ba.
Nhiều ngôi l🌺àng khác cũng bị ngập trong nước lũ. Một số người cho biết họ bị mắc kẹt và không được chính quyền địa phương quan tâm suốt một tuần.
"Như thể ngôi làng này không tồn tại", Cheng Xuannan, 58 tuổi, một người dân làng Chengj♈ia ở huyện Yinbaohu, một trong những ngôi làng bị "bỏ quên", nói. Nước vây quanh 40 hộ gia đình, biến họ thành một ốc đảo giữa những cánh đồng ngập nước.
Cheng làm trong một xưởng đá cẩm thạch hàng chục năm, nơi chủ yếu thuê lao động nhập cư. Ông vội vã về nhà vài ng🗹ày trước khi làng ngập theo lời vợ, người đang chăm nom đứa cháu nội chưa đầy hai tuổi và sợ phải ở một mình nếu lũ ập tới.
Không giống như những ng⛦ười nông dân hàng xóm, Cheng dự trữ rất ít thức ăn ở nhà. Ông chèo một chiếc thuyền nhựa màu trắng suốt 3-4 t♈iếng mỗi ngày để đến nơi gần nhất để mua nước uống và nhu yếu phẩm.
"Chúng tôi đang nghĩ cách mua rau", Cheng nói.
Họ không nhận được bất kỳ khoản cứu tế hay liên lạc nào từ chính quyꦇền. Họ không rời đi, bởi chẳng có nơi nào để đi, ông nói thêm.
Những người chạy lũ năm 1998 nhớ lại năm đó, nước ngập suốt 9ꦛ0 ngày. Lꦬần này lũ còn tệ hơn, thậm chí dự báo mưa lớn vẫn tiếp tục. Có lẽ ít nhất 4 tháng nữa họ mới về được nhà, nhưng chưa biết đi đâu nếu ngôi trường cấp hai nơi họ đang sơ tán lại bị ngập trong trận bão kế tiếp.
Đêm xuống, một số người làng băng qua cây cầu để về nhà, vác thuyền đi bắt cá h𝓰ay mang đồ tiếp tế hoặc để trông nhà chống trộm. Vài hộ đã bị mất cắp điều hòa khi đi sơ tán.
Tiếng chuông điện thoại nhỏ vang lên từ cây cầu, nơi một người nông dân cởi trần đang ngồi trên chiếc ghế nhựa dựa vào lan can, ngả người ra sau, cảm nhận làn gió đêm. Những người khác trò chuyện, tập trung ở cuối con đường nơi bờ kè vừa sập và 4 ngôi nhà chìm nghỉm dưới sông. Chỉ còn một căn xuất 🤡hiện giữa dòng nước, chính là căn nhà mái xanh đang nghiêng 45 độ.
"Đó là ngôi nhà xây kiên cố nhất Trung Qu💦ốc", Huang Guoxin, 51 tuổi, nói đùa khi châm một điếu thuốc lúc ♓màn đêm buông xuống.
Ông đã chứng kiến những ngôi nhà khác sụp xuống, tan vào nước như thể𒉰 chúng làm bằng đường cát. Căn nhà mái xanh bị nghiêng và chìm một🥂 nửa, nhưng vẫn giữ nguyên kết cấu, thậm chí "không mất đi một miếng ngói".
Huang đi làm thuê ở tỉnh Chiết Giang, sống cách đó ba nhà. Đáng lẽ họ không nên xây nhà trên bờ đê, ông nói. "Nhưng nếu đút tiền cho quan chức, họ sẽ duyệt xây bất kỳ ngôi nhà nào. Còn nếu khô❀ng, họ sẽ bị phạt v💦ì vi phạm quy định xây dựng", ông cho biết.
Huang đã sơ tán đế🏅n trường học vì sợ phần đất còn lại vẫn nhô lên khỏi mặt nước cuối cùng sẽ bị lũ nhấn chìm. Nhưng ông vẫn quay lại, vừa để kiểm tra nhà, vừa vì không thể ngủ nổi trên những chiếc giường tầng ở nơi sơ tán.
"Không chỉ vì ngủ ở đó khó chịu, mà còn vì cứ ở đó là thấy sốt ruột", ông nói. Ở đó, ông cảm nhận được thành quả lao động một đời dễ dàng bị quét sạch như thế nào. Nếu xây lại, ngôi nhà của ô๊ng sẽ lại có nguy cơ bị nước lũ cuốn trôi.
Hồng Hạnh (Theo Los Angeles Times)