Sống chung với mẹ chồng để lại nhiều dư âm sau 34 tập phim gay cấn dù hiện đã kết thúc. Phim lấy mâu thuẫn giữa mẹ chồng - con dâu làm nền tảng phát triển câu chuyện, xoay quanh hai nhân 💜vật bà Phương và con dâu Minh Vân. Đoạn giới thiệu trước khi phim lên sóng có đến 10 triệu lượt xem. Phim thu hút lượng lớn khán giả nữ theo dõi từng tình tiết, biến cố của nhân vật chính.
Bộ phim khác chiếu cùng thời điểm là Người phán xử đang đi vào giai đoạn kịch tính nhất với những âm mưu tranh đoạt của các ông trùm thế giới ngầm.
Theo số liệu từ hệ thống đo lường định lượng khán giả truyền hình Vietnam -Tam, Người phán xử nằm trong danh sách năm chương trình truyền hình൩ có lượng n♕gười theo dõi cao nhất cuối tháng 3 - khi phim vừa ra mắt.
Người phán xử xoay quanh cuộc đời và các mối quan hệ của ông trùm thế giới ngầm Phan Quân - người đứng đầu tập đoàn Phan Thị. Tập đoàn này là vỏ bọc để Phan Quân và tay chân thực hiện những vụ phiಞ pháp, cũng như đối đầu kẻ thù bên ngoài.
Kịch bản Việt hóa chọn lọc và sáng tạo
NSND Hoàng Dũng đánh giá Sống chung với mẹ chồng và Người phán xử đều có sự gợi ý nội dung tốt từ các kịch bản nước ngoài. Phim đầu được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết của tác giả Giả Hiểu, Trung Quốc. Còn phim thứ hai được Việt hóa dựa trên kịch bản phim The Arbitrator của Israel - tác phẩm thu hút sáu tỷ lượt xe💟m ở nước này🦋.
"Thời gian trước đây cũng có nhiều phim về đề tài hình sự - tội phạm nhưng chỉ đơn thuần là kể lại vụ án. Còn Người phán xử đào sâu vào nội tâm nhân vật, khiến bộ phim sinh động hơn",🌊 NSND Hoàng Dũng phân tích.
Tuy nhiên, “ông trùm Phan Quân” cho biết khi về Việt Nam, Người phán xử đã được chỉnh sửa tới 60% so với bản gốc, cắt bớt những chi tiết quá bạo lực hoặc quá "nóng". Diễn viên Bảo Anh - người thủ 𒁏vai Bᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚảo Ngậu trong phim - tiết lộ nhiều cảnh hành động của anh đã bị cắt bỏ khi lên sóng.
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm sản xuất phim - Đài truyền hình Việt Nam (VFC) - dành lời khen cho đội ngũ biên kịch đã Việt hóa Người phán xử. Theo anh, ai đã xem Người phán xử phiên bản gốc có thể thấy côn﷽g việc sáng tạo của biên kịch, biên tập 🔯Việt.
Biên kịch Đặng Thiếu Ngân của Sống chung với mẹ chồng cũng không bê nh♕ững tình tiết trong cuốn sách lên màn ảnh. Những khác biệt về văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc được th💖ay đổi hợp lý hơn. Trong truyện, con gái của nhân vật Trang (bạn thân nữ chính) bị mẹ chồng bán đi để ép vợ chồng Trang đẻ con trai. Khi lên phim Việt, chi tiết này được chuyển thành bé bị kẻ xấu bắt cóc.
Dàn diễn viên kỳ cựu cùng êkíp làm phim được đầu tư
Hai phim đều quy tụ êkíp mà NSND Hoàng Dũng gọi là “toàn những người máu mặ🍒t”.
Dàn diễn viên trong Người phán xử gồm những cái⭕ tên kỳ cựu như Hoàng Dũng, Thanh Quý, H𓂃ương Dung, Trung Anh, Chu Hùng… đến những diễn viên trẻ đang nổi như Việt Anh, Hồng Đăng, Bảo Thanh…
Trong Sống chung với mẹ chồng, hai NSND cùng tên Lan Hương đã khéo léo dìu dắt mạch phim, bên cạnh những c𝓡ái tên như NSƯT Trần Đức, NSƯT Công 🐭Lý, diễn viên Thanh Tú, Bảo Thanh, Thu Quỳnh.
Diễn xuất uyển chuyển của dàn diễn viên cùng kịch bản hợp lý, gay cấn khiến phim cuốn hút. Phim còn được thu tiếng trực tiếp, tạo ra độ chân thực cho m﷽ỗi nhân vật.
Ngoài ra, Người phán xử có tới ba đạo diễn là Mai Hiền, Khải Anh và Danh Dũng, với những thế mạnh khác nhau. Trong khi đó, đạo diễn Vũ Trường Khoa của Sống chung với mẹ chồng có nhiều kinh nghiệm với phim truyền hình.
Sự đổi mới tư duy làm phim và công nghệ
Ngoài lý do về con người, đạo diễn Đỗ Thanh Hải lý giải thêm Người phán xử thu hút khán giả 💛là nhờ được đầu tư tốt ༒bối cảnh, công nghệ sản xuất như máy quay, âm thanh...
Bộ phim được ghi hình trong 11 tháng với nhiề♓u bối cảnh. Đa phần phim được quay tại vùng núi như Hòa Bình, Sơn Tây. Đạo diễn - NSƯT M🎐ai Hiền đã tạo ra điểm nhấn trong việc dàn cảnh với ánh sáng, đạo cụ, tạo hình nhân vật.
NSND Hoàng Dũng nhận định trong thời gian gần đây, VFC đã có sự thay đổi rất nhiều khi kết hợp với nước ngoài để sản xuất phim truyền hình, nhất là từ sau vụ hợp tác cùng Hàn Quốc sản xuất bộ phim Tuổi thanh xuân.
Việc kết hợp giúp đạo diễn phim Việt có tư duy làm phim mới, với tiết tấu nhanh, hấp dẫn hơn, không rườm rà như ngày xưa. Mạch của cả hai phim được đẩy mạnh v🗹ới nhiều tình tiết nhanh, gọn, dứt khoát và gay cấn.
Ngoài ra, một yếu tố phụ nhưng không thể không nhắc đến là công tác truyền thông của đơn vị sản xuất. Hai trang fanpage của phim được lập ra để khán giả có thể theo dõi, bình luận về mỗi tập phim. Thậm chí, nhà sản xuất "triệu tập" diễn viên hai phim để quay thêm phim ngắn Người phán xử sống chung với mẹ chồng chiều lòng người hâm mộ.
* "Người p🔜hán xử" răn đe mẹ chồng, nàn🐠g dâu khiến fan thích thú
Tuy gây sốt, cả hai tác phẩm đều còn những hạn chế. Kịch bản Sống chung với mẹ chồng còn lỏng lẻo, dẫn tới việc khi phim phát sóng chưa thỏa mãn khán giả. Đoàn làm phim đã phải tập hợp dàn diễn viên để quay thêm. Kết phim Sống chung với mẹ chồng bị đánh giá là phi lý và đuối so với nội dung những tập đầu. Nhiều chi tiết cũng bị cho là cường điệu hóa so với thực tế. Người phán xử bị nhận xét là tiết tấu quá nhanh, nhiều điểm phi lý và lạm dụng đoạn tóm tắt nội ꦉdung tập trước ở đầu mỗi tập phim.
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải chia sẻ Trung tâm sản xuất phim truyền hình luôn cố gắng làm tốt nh🎀ất với bất cứ sản phẩm nào. Việc thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đội ngũ sản xuất, diễn viên, thời điểm phát hành, truyền thông...
Yên Chi