Tôi 45 tuổi, chồng 50. Trước khi kết hôn, chúng tôi có thời gian yêu nhau thắm thiết, vượt qua bao nhiêu trở ngại của gia đình. Chỉ được một năm hạnh phúc, sau khi tôiꦓ sinh con, chồng tôi như thành người khác. Anh ấy cục tính, gia trưởng, không ưng chuyện gì là đánh đập, đay nghiến tôi thậm tệ.
Lần tôi vừa mới sinh con xong, cơ thể còn yếu ớt, khi anh đi làm về, thấy bếp còn lạnh tanh, anh xông thẳng vào giường tôi đang nằm túm tóc, đấm thùm thụp và chửi: “Cô là đồ ăn hại, chỉ có mỗi chuyện cơm nước mà giờ này vẫn nằm chết trương ra đấy à?”. Anh cầm💃 cốc trên bàn đập vào đầu tôi đến ngất xỉu. Lần đấy tôi phải khâu 6 mũi và hoảng loạn cả tháng sau.
Kể từ đó, như một thói quen, khi không thích cái gì, anh lại trút lên đầu vợ. Có lần mẹ con tôi phải chạy đi 🌳trốn giữa đêm khuya, mặc dù trời đổ mưa to. Tôi muốn giữ gia đình cho con nhưng sự cố gắng của tôi dường như dầu đổ thêm vào lửa, tính chồng tôi ngày càng hung bạo hơn, những trận đòn roi thừa sống, thiếu chết diễn r🌼a như cơm bữa.
Đến nay con tôi đã lớn, chồng tôi là sếp của một cơ quan nhà nước, lại là đảng viên nhưng anh không hề thay đổi, thường xuyên uống rượu bia rồi về gây gổ. Tôi không dám báo công an vì sợ anh hưởng đến uy tín đảng viên của chồng. Hiện tôi đã kiệt sức, có nên ly hôn? (Thuận)
Trả lời:
Chị thân mến! Sự nhẫn nhịn của chị đã không được đáp lại mà càng ngày chồng chị càng tỏ ra ngông cuồng v﷽à tàn bạo hơn. Vì vậy, để cứu mình, cứu con, chị cần phải cương quyết hơn với những hành xử của chồng, trước tiên là phòng ngừa bạo lực bảo toàn tính mạng cho bản thân, sau đó để anh ta biết được đánh vợ là không được phép và vi phạm pháp luật.
Những gì chồng chị gây ra với chị là bạo lực gia đình. Nếu chị cứ tiếp tục chấp nhận thì người chồng dễ lặp lại hành vi này, biến đó thành một chuyện hết sức quen thuộc trong gia đình. Đến một lúc, chồng chไị sẽ không còn lo lắng về hậu quả của nó nữa. Anh ta thấy mình càng ngày càng mạnh mẽ và tự cao tự đại, còn chị mỗi ngày một lép vế hơn. Chỉ cần nhượng bộ thói bạo lực của chồng một lần, những lần sau, anh ta sẽ càng lấn tới khiến cho lòng tự tin và tự trọng trong chị ngày một cạn kiệt. Cuộc sống của chị sẽ quay vòng tròn trong những màn bạo lực. Mỗi câu nói của chị thốt ra, mỗi việc chị làm…đều phải thận trọng để chồng không nổi cơn thịnh nộ. Chị nghĩ sao về cuộc sống như thế? Bởi vậy, chị hãy nói chuyện này cho người thân, chính quyền địa phương như công an xã/phường, hội phụ nữ… để nhờ sự can thiệp khi bị đánh.
Anh ấy là một đảng viên, là một người c🎶hồng nhưng không làm tròn trách nhiệm và tôn trọng những gì đang có. Trong khi chị không muốn tố cáo vì sợ ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của chồng, nhưng chồng chị chà đạp lên mọi thứ. Vậy, suy nghĩ giữ thể diện cho chồng liệu có làm giảm đi bạo lực và tăng lên tình yêu của anh ấy đối với chị và gia đình không? Con chị đã lớn, nếu thực sự chị thương con và lo lắng cho con, thì chị phải bảo vệ được bản thân mình tránh khỏi được bạo lực. Không chấp nhận sống chung với bạo lực cũng là cách giúp con thoát khỏi những ảnh hưởng khi chứng kiến bố mẹ gây ra cho nhau, điều đó mới là tác động mạnh nhất tới lối sống của con cái chị sau này khi các cháu có gia đình.
Ly hôn cũng là một cách giải thoát cho chị khỏi cuộc sống bị đánh đập và không có nghĩa bố mẹ ly hôn thì con cái sẽ làm theo hay ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của các con. Bản 🉐thân con cái chị đều đã chứng kiến bố đánh, chửi mẹ trong nhiều năm, nếu chị đứng địa vị là con, chị có muốn chứng kiến cảnh như vậy không? Vì thế, nếu thực sự chị thương con, hãy để cho các con chị có những phút giây bình yên thực sự chị nhé. Hãy gọi tới số 0437759339 đường dây nóng về Phòng chống bạo lực gia đình, để được các chuyên gia tư vấn miễn phí nếu chị chưa tự tin trong các cách giải quyết chị nhé. Chúc chị luôn vững vàng.
Chuyên viên tư vấn tâm lý Trịnh Thu Hà
Trung tâm tư vấn tình cảm Linh Tâm