Tối 19/3, nhạc kịch Sóng - dựa trên chuyện đời, tình yêu của thi sĩ Xuân Quỳnh൩ - công diễn ở Hà Nội, thu hút sự chú ý của khán giả. Nghệ sĩ Cao Ngọc Ánh - tổng đạo diễn - cho biết lấy hai cuộc hôn nhân - tương ứng hai dấu mốc cuộc đời nữ sĩ làm cảm hứng sáng tạo. Êkíp thêm thắt những tình tiết hư cấu trong đời sống hôn nhân, sự ra đi của Xuân Quỳnh nhằm mang đến kịch tính cho tác phẩm.
🎉Nhạc kịch chia làm hai chương, chương một tái hiện thời gian gắn bó của nữ sĩ và chồng đầu Trọng Khoa (nguyên mẫu: Lưu Tuấn). Cả hai quen biết khi góp mặt trong đoàn nghệ sĩ lưu diễn tại Nga, Xuân Quỳnh là diễn viên múa, Trọng Khoa là nhạc công. Họ yêu nhau và nên duyên vợ chồng. Tuy nhiên, hôn nhân cả hai nhanh chóng rạn nứt bởi gánh nặng cơm áo gạo tiền. Xuân Quỳnh vừa chăm con, làm việc nhà, làm thơ, viết báo để kiếm tiền. Trong khi Trọng Khoa mải miết với âm nhạc, không đủ khả năng lo cho vợ con. Cuối cùng, cả hai quyết định ly hôn.
Chương hai mở ra cuộc sống mới của Xuân Quỳnh bên Đăng Dương (nguyên mẫu: Lưu Quang Vũ🀅). Khi Xuân Quỳnh đau khổ vì hôn nhân đổ vỡ, Đăng Dương đến bên an ủi, làm chỗ dựa cho cô. Sau đó, tình cảm nảy sinh, họ kết hôn. Cả hai sống hạnh phúc, sự nghiệp thăng hoa và có hai con ngoan ngoãn. Biến cố xảy ra khi Đăng Dương thường xuyên công tác xa nhà và có người phụ nữ khác. Xuân Quỳnh ở nhà mòn mỏi đợi chờ và qua đời sau cơn đau tim.
Nhạc phổ từ thơ Xuân Quỳnh là điểm nhấn của vở diễn. Giai điệu ca khúc Thuyền và biển🐲 mở màn cho tác phẩm, dẫn lối khán giả đến với những thăng trầm trong cuộc đời thi sĩ. Ca từ "Chỉ có thuyền mới hiểu/ Biển mênh mông nhường nào/ Chỉ có biển mới biết/Thuyền đi đâu, về đâu"... đan xen tiếng sóng biển dạt dào, hình ảnh con thuyền, biển cả nhờ kỹ thuật trình chiếu tạo cảm xúc chân thật.
20 ca khúc được nhạc sĩ Tường Văn, Minh Đạo sáng tác dựa trên các tác phẩm nổi tiếng của Xuân Quỳnh như Sóng, Nếu ngày mai em không làm thơ nữa, Tự hát, Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại... ꩲvà một số bài thơ của Lưu Quang Vũ. Nhạc sĩ giữ nguyên 90% lời thơ để nói lên tiếng lòng nhân vật, đồng thời tạo sự gần gũi với những người yêu thơ của nữ sĩ. Diễn viên hát live trên sân khấu với âm thanh do dàn nhạc bán cổ điển gồm 23 người thể hiện.
Giai điệu dựa trên bài thơ Bàn tay em vang lên ở phân cảnh Xuân Quỳnh bế tắc vì cuộc sống khó khăn, nhà nghèo, con ốm, tạo sự rung động. "Bàn tay em ngón chẳng thon dài/ Vết chai cũ, đường gân xanh vất vả". Khi Xuân Quỳnh và chồng đầu ly hôn, con trai sống cùng bố, những ca từ bài Con yêu mẹ khắc họa nỗi chua xót của nữ sĩ khi phải xa con.
Tác phẩm Nếu ngày mai em không làm thơ nữa giúp thể hiện tiếng lòng của Xuân Quỳnh khi chấp nhận lui về hậu phương để Đăng Dương thỏa sức tung cánh trong sự nghiệp. Ca từ "dữ dội và dịu êm", "ồn ào và lặng lẽ" của bài Sóngꩲ khắc họa nỗi đau khổ, dằn vặt của Xuân Quỳnh khi chờ đợi chồng trở về. Nữ sĩ biết chồng ngoại tình nhưng vẫn lừa dối chính mình.
Dàn diễn viên trẻ ghi điểm ở khả năng hóa thân, hát và vũ đạo꧙. Thu Thảo biến hóa linh hoạt khi hóa thân Xuân Quỳnh. Cô thể hiện nét trong trẻo, tinh nghịch của nhân vật khi là nghệ sĩ múa xinh đẹp, được nhiều chàng trai yêu mến. Diễn viên lột tả được sự già nua, hao mòn của người phụ nữ đau khổ trong tình yêu qua nét mặt và dáng điệu.
☂Diễn viên 21 tuổi, hiện là sinh viên ngành Biểu diễn nghệ thuật, Đại học Văn hóa. Trước đó, Thu Thảo trải qua nhiều vòng casting để được chọn vào vai. Ngoài rèn diễn xuất, vũ đạo, diễn viên đọc các tư liệu, tìm hiểu về con người, tính cách của Xuân Quỳnh để hóa thân. "Nữ sĩ dám nghĩ, dám làm, có khát vọng, ước mơ. Tôi dễ dàng vào vai khi cô 18 tuổi nhưng khó khăn khi tìm cách đặt cảm xúc, thể hiện trọn vẹn nhân vật lúc 40 tuổi".
Lê Việt Anh ghi điểm ở khả năng hát khi đóng Lưu Quang Vũ. Ca sĩ thể hiện hai ca khúc phổ thơ Lưu Quang Vũ - Mắt của trời xanh khi Đăng Dương lần đầu gặp rồi trúng tiếng sét ái tình với Xuân Quỳnh và bài Nhà chật 𒆙về cuộc sống của hai người khi đã kết hôn. Tuy nhiên, Lê Việt Anh lộ điểm yếu ở một số phân cảnh yêu cầu bộc lộ nội tâm nhân vật.
⛦Quốc Việt đóng Trọng Khoa diễn xuất tốt nhưng giọng hát còn nhiều khuyết điểm. Ngoài ba nhân vật chính, vở diễn quy tụ gần 30 nghệ sĩ nên chất lượng diễn xuất, vũ đạo, ca hát chưa đồng đều. Đôi chỗ diễn viên bị hụt hơi, lạc giọng.
ꦫÔng Lưu Tuấn Anh - con trai Xuân Quỳnh và nghệ sĩ Lưu Tuấn - khóc khi xem tác phẩm. Ông cho biết êkíp khắc họa xúc động câu chuyện lấy cảm hứng con người, đời sống của mẹ, cha ruột và cha dượng. Ông ấn tượng với nhân vật Khoa từ nguyên mẫu là bố ông - nghệ sĩ violin Lưu Tuấn vốn ít được mọi người để ý tới. "Tôi khóc là đương nhiên vì đó là nhạc kịch về mẹ - người tôi yêu quý nhất đời. Các bài thơ được phổ nhạc rất hay, hiện đại, trẻ trung nhưng vẫn giữ được màu xưa cũ", Lưu Tuấn Anh nói.
Hiểu Nhân