2021 là năm hoàng gia Anh thu hút nhiều chú ý của dư luận, mở đầu là cuộc phỏng vấn "bom tấn" của Harry - Meghan với người dẫn chương trình nổi tiếng Oprah Winfrey trên kênh CBS của Mỹ hôm 7/3, nơi cặp vợ chồng tiết lộ những chuyệ⛎n "thâm cung bí sử".
"Tôi từng không muốn sống nữa. Suy nghĩ đó rất rõ ràng, châ𝕴n thực và đáng sợ. Tôi cũng nhớ cách Harry đã bao bọc tôi", Meghan hồi tưởng quãng thời gian sống⛄ trong hoàng gia Anh, sau khi Winfrey hỏi cô có từng nghĩ đến tự hành hạ bản thân hay tự tử không, đồng thời bày tỏ cảm giác cô đơn và cho rằng mình "bị bịt miệng".
Meghan còn cáo buộc một số thành viên hoàng gia phân biệt chủng tộc. "Trong giai đoạn tôi mang bầu, có những cuộc thảo luận về màu da của con tôi, cũng như khả năng nó không được phong danh hiệu", c🌟ô kể lại, nhưng không tiết lộ người đề cập tới màu da của con trai Archie.
Trong cuốn sách về hoàng gia Anh của tác giả Mỹ Christopher Andersen, Thái tử Charles, bố của Harry, bị cáo buộc là thành viên hoàng gia tò mò về màu da của cháu nội. Tuy nhiên, hoàng gia Anh bác✱ bỏ thông tin này, nói rằng đây là chi tiết "hư cấu, không đáng để nói thêm".
Tại cuộc phỏng vấn với Winfrey, Harry cho biết anh từng nhiều lần tìm kiếm sự giúp đỡ và chỉ xem xét rời hoàng gia khi nhận ra hai vợ chồng sẽ không được 🦹hỗ trợ, tới mức Thái tử Charles không nghe điện thoại của anh. Tuy nhiên, Harry và Meghan đều bày tỏ lòng kính trọng với Nữ hoàng Elizabeth II. Harry - Meghan đã tuyên bố rời hoàng gia Anh vào tháng 1/2༺020 và chuyển đến sống ở Mỹ từ tháng 3/2020.
CBS cho hay từ 7/3 đến 9/3, hơn 49 triệu người tại 17 quốc gia đã xem cuộc phỏng vấn Harry - Meghan, trong đó có hơn 13 triệu người Anh. Cuộc phỏng vấn được ví như "quả bom tấn" tác động đến khắp nước Anh, làm🌠 dấy lên những cuộc thảo luận thẳng thắn về vấn đề phân biệt chủng tộc và di sản thuﷺộc địa của đất nước.
Một bộ phận công chúng bày tỏ ủng hộ Harry - Meghan, ca ngợi Meghan trung thực về vấn đề sức khỏe tinh thần và chỉ trích báo chí Anh "tàn nhẫn" với hai vợ chồng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Harry - Meghan "🦋không phải nạn nhân" như♍ cách họ thể hiện. Truyền thông Anh cũng đánh giá cặp vợ chồng "chỉ nghĩ đến mình" khi tiết lộ loạt thông tin về hoàng gia.
Harry - Meghan còn bị "bóc mẽ" nói dối trong cuộc phỏng vấn. Họ nói đã bí mật kết hôn vào ngày 16/5/2018, ba ngày trước lễ cưới "cho cả thế giới xem", thêm rằng ngày kết hôn trong giấy chứng nhận được lấy theo đám cưới riêng tư. Tuy nhiên, Tổng cục Đăng ký Anh cho biết giấy đăng ký kết hôn của nhà Sussex ghi ngày 19/5/2018, cùng thời điểm với hôn lễ hoành tráng ở lâu đài Windsor. Phát nꦗg⛦ôn viên của Harry - Meghan sau đó thừa nhận họ chỉ "trao nhau lời thề" trước hôn lễ, trái với lời kể trước đó.
Sau cuộc phỏng vấn, Nữ hoàng Elizabeth bày tỏ cảm t🍸hông với khó khăn của Harry - Meghan khi làm nhiệm vụ hoàng gia, cam kết xem xét vấn đề phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, một nguồn tin giấu tên tiết lộ Nữ hoàng "cảm thấy bị đụng chạm cá nhân và vô cùng đau lòng vì những điều Harry nói".
Nguồn tin khác cho hay Hoàng tử William cảm thấy Harry và Meghan "đã đánh úp Nữ hoàng một cách xúc phạm và thiếu tôn trọng". William cũng khẳng định trước báo giới rằng Hoàng gia Anh𒉰 "hoàn toàn không phân biệt chủng tộc" sau những cáo buộc từ vợ chồng e🌌m trai.
Một tháng sau cuộc phỏng vấn "bom tấn", hoàng gia Anh lại đối mặt nỗi buồn khi Hoàng thân Philip, ông nội của Harry, qua đời hôm 9/4 ở tuổi 99 tại lâu đài Windsor. Hai thán🍬g trước đó, Hoàng thân đã phải nhập viện và trဣải qua ca phẫu thuật tim.
Đối với một số người, đây là lúc bỏ những hỗn loạn của hoàngꦉ gia Anh lại phía sau. Các thành viên hoàng gia có mặt đầy đủ tại tang lễ hôm 17/4, sự kiện chỉ gồmꦏ 30 người để đảm bảo phòng chống Covid-19, trong đó có Harry.
Theo các nguồn tin, Thái tử Charles đã nói chuyện riêng trong vòng hai giờ với hai con trai William và Harry, sau khi hoàng gia Anh đưa Hoàng thân 🥃Philip về nơi an nghỉ cuối cùng trong hầm mộ tại lâu đài Windsor.
Tuy nhiên, đây được mô tả là cuộc trò chuyện "không hiệu quả". Bất chấp những hy vọng rằng Harry sẽ hàn gắn với gia đình, anh vội vàng về Mỹ sau lễ tang, được cho là vì không mu🅠ốn xa vợ đang mang thai quá lâu, bỏ qua sinh nhật Nữ hoàng Elizabeth. Quyết định bị coi là dập tắt cơ hội giảng hòa♏ với hoàng gia.
Sự ra đi của Hoàng thân Philip, người mà Nữ hoàng Elizabeth thường gọi là "sức mạnh và trụ cột của tôi", được cho là khiến bà mất đi chỗ dựa vững chắc. Ông đã ở bên Nữ hoàng suốt 69 năm bà trị vì, tháp tùng bà đi khắp nước Anh, trong cả những chuyến thăm của hoàng gia hay các sự kiện cấp nhà nư🎐ớc.
"Mẹ tôi nói sự ra đi của bố đã để lại khoảng trống lớn trong cuộc đời", Hoàng tử Andrew, 🌃con trai thứ hai của Nữ hoàng, kể lại. Tuy nhiên, chỉ 4 ngày sau khi Hoàng thân qua đời, Nữ hoàng đã trở lại công việc hoàng gia.
Một số sự việc trong vài tháng gần đây khiến nhiều người lo ngại về sức khỏe của Nữ hoàng 95 tuổi, dù bà được đánh giá có sức khỏe rất tốt. Tại một sự kiện hôm 12/10, Nữ hoàng được bắt gặp chống gậy lần đầu tiên kể từ tháng 1/2004, thời điểm bà ꧅vừa phẫu thuật đầu gối.
Đến ngày 20/10, Nữ hoàng tới Bệnh viện King Edward VII ở London để kiểm tra sơ ♍bộ, sau đó ở lại qua đêm và trở về Lâu đài Windsor vào trưa hôm sau. Đây là lần đầu tiên bà nhập viện kể từ năm 2013. Một nguồn tin giấu tên tiết lộ Nữ hoàng "vô cùng mệt mỏi" do cố gắng để bản thân bận rộn sau khi Hoàng thân Philip qua đời. Hôm 8/12, bà tái xuất trước công chúng sau hai tuần nghỉ ngơi.
Bên cạnh hoàng gia Anh, hoàng gia Nhật cũng trở thành chủ đề nổi bật trong năm qua với cuộc hôn nhân của công chúa Mako, con gái Thái tử Akishinoღ và là cháu gọi Nhật hoàng Naruhito bằng bác. Cô thông báo kết hôn với Kei Komuro, một thường dân, từ tháng 5/2017, nhưng sau đó phải hoãn đám cưới hai lần do m💖ẹ chú rể bị cáo buộc "quỵt tiền" hôn phu cũ, khiến công chúng phản đối.
Tuy nhiên, Mako vẫn quyết về c🎃hung một nhà với mối tình từ thời đại học, từ bỏ địa vị hoàng gia và không nhận khoản hồi môn trị giá 150 triệu yen (1,36 triệu USD), trước những cáo buộc Komuro là "kẻ đào mỏ".
Hôn lễ của hai người diễn ra khác thường và vô cùng đơn giản vào ngày 26/10, khi hoàng gia Nhật chỉ thông báo họ đã đăng ký kết ♏hôn, sau đó cặp vợ chồng mới cưới tổ 🍸chức họp báo tại một khách sạn, thay vì dinh thự hoàng gia như truyền thống.
"Tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện đã gây ra. Tôi cũng gửi lời cảm ơn những người vẫn tiếp tục ủng hộ. Đối với tôi, Kei là người không thể thay thế. Hôn nhân là sự lựa chọn cần thiết đối vớ൩i chúng tôi", Mako phát biểu tại buổi họp báo, giữa những cuộc biểu tình phản đối hôn nhân cཧủa cô.
Sau đám cưới lặng lẽ, vợ chồng Mako và Komuro 🤪rời Nhật Bản tới New York, Mỹ hồi tháng 11 để bắt đầu cuộc sống mới. Komuro hiện làm cho một công ty luật, dự kiến tham gia lại kỳ thi lấy bằng luật sư của bang New York vào tháng 2/2022, sau thất bại trong kỳ thi lần trước. Anhꦑ đã trả xong khoản tiền 4 triệu yen (hơn 36.000 USD) cho hôn phu cũ của mẹ.
Những vấn đề Mako phải đối mặt làm dấy lên sự chú ý với áp lực tứ bề của thành viên nữ hoàng gia Nhật. Dù kết hôn với thành viên hoàng gia hay sinh ra trong hoàng tộc, họ luôn là tâm điểm của báo giới và công chúng, phải sống và làm theo những chuẩn mực đôi khi bị đánh giá quá khắt khe. Họ không được kế vị ngai vàng, nhưng ph♕ải hứng chịu những chỉ trích có thể còn khắc nghiệt hơn nam giới.
Gần ngày Mako và Komuro kết hôn, Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật cho biết Mako bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn phức tạp, do những bình luận ác ý mà cô cảm thấy mình và Komuro là mục tiêu. Trong cuộc họp báo hôm 30/11, Thái tử Akishino cũng c💎hỉ trích báo lá cải bịa đặt về con gái ông.
"Nếu bạn đọc các tờ báo lá cải, có rất nhiều điều trong đó là bịa đặt, dù cũng có những ý kiến chúng tôi nên lắng nghe. Bên cạnh đó, một số bài báo nói những điều thực sự khủng khiếp. Có những người bị tổn thương sâu sắc vì sự vu khống nဣày", Thái tử cho hay.
Hoàng gia Nhật càng thêm neo người sau khi Mako từ bỏ địa vị, đặt ra vấn đề có nên sửa luật để cho phép nữ thành viên nối ngôi. Hoàng gia Nhật hiện có 12 nữ nhân và 5ꦫ nam nhân, bao gồm cả Nhật hoàng và Hoàng hậu. Ngoài Nhật Bản, còn một vài hoàng gia trên thế giới chỉ chấp nhận truyền ngôi cho nam như Arab Saudi, Oman hay Morocco.
Tuy nhiên, quyền quyết định không nằm ở hoàng gia Nhật Bản. Vai trò của hoàng gia và quy tắc truyền ngôi phải tuân theo luật pháp nước này. Trong khoả✃ng hai thập kỷ qua, một số chính trị gia đã tìm hướng thay đổi quy định, nhưng đều thất bại.
Ánh Ngọc (Theo NY Times, Reuters)