Ông bà ta thường nói "Một miếng khi đói bằng một gói khi no". Khi đói mà có được một miếng thức ăn thì nó trở nên quý vô cùng, ta có thể cảm nhận được hạnh phúc trong khi thưởng thức miếng thức ăn ít ỏi đó. Nhưng khi chưa đói hoặc ꦯđã no rồi, mà có thêm một miếng thức ăn sẽ chẳng có ý nghĩa gꩲì. Thêm hai miếng, ba miếng nữa cũng vậy. Có thể phải thêm tới một gói, một mâm cao lương mỹ vị, may ra mới thấy quý. Tuy nhiên, cái quý này là vì tham lam, hoàn toàn khác với cái quý trước là vì đói và được ăn - nhu cầu cơ bản để sinh tồn.
Có lẽ người xưa đã biết rõ bản tính khá kỳ lạ này của con người, rằng hễ có nhiều thì sẽ mau chóng bão hoà, khinh lờn, rồi nhàm chán, nên ông bà ta chủ trương sống không cho đủ đầy - tri túc. Mặc dù có thêm cũng mang lại cảm giác thích thú, an tâm, nhưng nó làm mất đi cảm giác trân quý và thưởng thức trọn vẹn khi tiếp xúc từng món đồ. Thật vậy, thời đó ai cũng nhớ rất rõ mình có bao nhiêu bộ quần áo. Chiếc áo nào vá chỗ nào, vì sao bị rách chỗ đó, đều nhớ rõ mồn một. Thậm chí nhớ luôn mình có bao nhiêu cuốn sách, và cuốn sách đó mình đã mua trong dịp nào, ở đâu, nội dung ra sao, và ಞcó những trang đọc đi đọc lại muốn nát nhàu. Hạnh phúc, có lẽ, chỉ xuất hiện khi ta biết nâng niu và muốn giữ gìn một món đồ hay đối tượng nào đó. Và ý thức rằng nó có thể biến mất hay tàn phai bất cứ lúc nào.
Như vậy, 🔯điều kiện cơ bản của hạnh phúc là phải thấy được giá trị của những gì mà mình đang sử dụng hay tiếp xúc. Mà, để thấy được giá trị của chúng thì ta phải có mặt một cách đích thực và trọn vẹn, tức là phải có sự tập trung. Mà, để có được sự chú ý hay tập trung trọn vẹn vào một đối tượng hay món đồ nào đó, điều kiện bắt buộc là chúng phải ít. Có lẽ các nước như Nhật Bản, Bhutan, hay một số nước Bắc Âu như Phần Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển... đã 💖ngộ ra chân lý này từ xa xưa nên họ chọn nếp sống tối giản mà không bao giờ thay đổi.
Tôi từng vác ba lô đi bộ suốt 🌠ba năm, qua 25 tiểu bang của nước Mỹ, không mang tiền và điện thoại. Tài sản hiện tại của tôi: Ba bộ y phục chính, ba bộ đồ lao động, hai bộ đồ thể thao, vài bộ đồ và dụng cụ "đi phượt"; một xe đạp, m🌸ột laptop, một điện thoại Nokia, hai kệ sách, hai bộ tách trà. Tôi không có tài khoản ngân hàng riêng, không có trang cá nhân trên mạng xã hội, không xài các ứng dụng.
Bây giờ rõ mặt đôi ta. Biết đây rồi nữa chẳng là chiêm bao (Truyện Kiều - Nguyễn Du). Nếu biết lần chia tay này rồi lâu lắm mới gặp lại, hoặc không biết đến bao giờ mới gặp lại, thì chắc chắn ta sẽ trân quý từng giây phút ngắn ngủi đó. Ta sẽ không để lãng phí thời gian cho những việc không cần thiết, để chỉ tập trung vào câu chuyện giữa mình và người ấy, chỉ tập trung vào nhau, chỉ nhìn vào mặt nhau. Ta muốn biến những khoảnh khắc còn may mắn có nhau trở thành những khoảnh khắc đặc biệt, vừa để trân quý vừa để lưu vào ký ức của nhau những gì hay ho và đẹp đẽ nhất. Cái ý thức "sợ mất đi" sẽ giúp ta buông bỏ cái tôi của mình xuống để hoàn toàn kết nối với trái tim cũng không còn cái tôi của người kia. Giây phút đó còn có thể buông bỏ hết những giận hờn, oán trách nhau, nếu cả hai đẩy nhận thức của mình tới mức: Hãy nhìn vào mặt người lần cuối trong đời (Hãy yêu nhau đi - Trịnh Công Sơn).
Ta thường chỉ thể hiện được "cái tốꦺt đẹp nhất" của mình khi ta có một động cơ hay tác nhân mạnh mẽ nào đó. Mà, động cơ để quyết tâm sống với những khoảnh khắc hay ho nhất thường đến từ một cái thấy sâu sắc hay phút giây phản tỉnh. Tuy nhiên, con người hiếm khi đạt được khả năng này. Phần lớn là phải chờ đến khi có chuyện gì xảy ra, có tác nhân là hoàn cảnh thay đổi, người kia không còn có m🍬ặt bên ta nữa, thì ta mới giật mình nhận ra mình đã mất đi một thứ gì đó rất quý giá. Mất mới quý là một trong những "thói xấu" nhất của con người. Nhưng nghịch lý là con người lại luôn cố gắng nắm bắt cho thật nhiều, yêu thích thứ gì là lao vào đam mê cuồng nhiệt. Kết quả là mau nhàm chán và bỏ nhau.
Đáng lẽ, một khi đã ý thức được👍 "thói xấu" hễ đủ đầy hay dư thừa là mau chóng khinh lờn, nhàm chán, thì ta sẽ cố gắng giới hạn sự chung chạ, tiếp xúc nhau quá lâu. Trên thực tế thì không ai có thể sống với phút giây đẹp nhất của mình liên tục cả, trừ những bậc tu luyện tới mức làm chủ được tâm ý mình. Phút giây nào cũng là thần thánh hết thì lại càng không thể. Nên dù là quan hệ thân thiết như vợ chồng, cha mẹ và con cái, rất yêu thương nhau thì cũng cần nên giới hạn tương tác nhau. Thời gian tách ra là để bên kia hồi phục năng lượng, để quay về khơi dậy năng lượng lành và chuyển hóa năng lượng không lành, để khi xuất hiện trở lại thì họ vẫn là một đóa hoa. Ngoài ra, thời gian tách ra là cũng để giúp cho đôi bên ý thức trở lại sự cần thiết và quý giá của nhau, để khi gặp lại nhau thì mỗi giây phút sẽ trở nên đặc biệt.
Vì không thể liên tục đặc biệt, nên ta chọn một khoảng thời gian cố định để biến nó trở thành đặc biệt. Mà thật ra lúc ꦓnào cũng đặc biệt hết thì nó sẽ không còn là đặc biệt nữa. Đó là bí quyết để giữ gìn một liên hệ tình cảm, mà cũng là bí quyết của sự sống. Kể cả khi buộc phải sống chung với nhau liên tục, như thời gian giãn cách xã hội trong trận đại dịch, thì ta vẫn có cách để hạn chế sự tương tác không cần thiết với nhau. Chỉ cần nhìn nhau và mỉm cười là đủ. Dành năng lượng tốt nhất để khi gặp nhau là chỉ tặng nhau toàn là hoa, chứ không có rác.
Tiếc thay, con người đã dần quên bí quyết sống này, cả đời cứ lao theo những ham muốn vô độ của mình. Bỏ hình, bắt bóng. Những gì đang có, rất thật, thì không chịu tận hưởng, mà lại tất tả đi tìm những thứ chưa có hoặc sẽ không bao giờ có. Mà, sở dĩ con người cứ sống ngược đời như vậy là vì con người đã để cho phần "con" dẫn dắt phần "người", nỗi sợ và tham lam đã chiến thắng bình yên và sáng suốt. Do đó, có hai cách để giúp con người thay đổi lại thái độ sống của mình. Một là, tập trung toàn lực để luyện tập làm sao cho phần "người" làm chủ được phần "con". Hai là, chọn một lối sống an toàn và có nhiều cơ hội để hạnh phúc hơn, đó chính là lối sống tối giản - "quý hồ tinh bất quý hồ đa".
Ít mới🤡 quý. Ít, là để mỗi giây phút trở nên đặc biệt.
Sư Minh Niệm