Cho đến nay, Bộ Y tế ghi nhận hơn 50.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 18 ca tử vong. Một ngườ🔯i có thể mắc sốt xuất huyết bốn lần (do bốn tuýp của virus Dengue khác nhau) gây ra, nhưng không đồng nghĩa ai cũng đều phải mắc sốt 🎶xuất huyết đến bốn lần trong đời.
Có những lần mắc sốt xuất huyết thoáng qua mà người bệnh cũng không rõ có mắc sốt xuất huyết hay không, chỉ khi xét nghiệm máu mới biết chính xác. Người mắc một lần hay đã mắc bốn lần đều cũng phải nâng cao phòng ngừa bệnh. Không nên có suy nghĩ đã mắc bệnh 3 lần, chỉ cần bị sốt xuất huyết một lần nữa là tránh được bệnh suốt đời. Một số trường hợp mắc lần 🦹thứ hai còn dễ nặng hơn lần đầu bị sốt xuất huyết.
Phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm rất quaಌn trọng. Không phải trường hợp sốt xuất huyết nào cũng diễn tiến nặng, cần đến bệnh viện. Có những tỷ lệ sốt xuất huyết diễn biến nhẹ, phát ban và thử máu mới phát hiện bệnh.
Qua trọng nhất, dù sốt nhẹ hay sốt cao mà trong mùa của sốt xuất huyết thì cần chú ý dấu hiệu cảnh báo. Nếu sốt cao hai ngày liên tục không thuyên giảm, đau bụng nhiều ở vùng gan, nôn ói, chảy máu chân răng, đi cầu ra máu... cần đưa người bệnh đến bệnh viện. Trường hợp ജngười mắc bệnh có biểu hiệu như tay chân lạnh ngắt, thở không được... là đã trễ.
Trong bệnh viện mới có thể xét nghiệm theo dõi sát sao, bác sĩ khám liên tục cho người bệnh. Bác sĩ tái khám nhiều lần, đo huyết áp, thử♏ máu 2-3 lần... một ngày để biết thời điểm nào là can thiệp kịp thời, cứu sống người bệnh.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh
Nguyên Trưởng kh꧑oa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM