Tốt nghiệp đại học tại Việt Nam, anh Lương Vũ Đăng Quang sang Hàn Quốc làm việc theo "Chương trình thẻ vàng", tức tuyển dụng lao động kỹ thuật cao. Đảm nhận R&D cho một công ty sản xuất thiết bị ngành thẩm mỹ, anh Q🧸uang xem đó là cơ hội lớn để tiếp tục với đam mê khoa học và tiếp thu kiến thức mới.
Anh nói rằng, kỹ sư "thẻ vàng" đi Hàn Quốc thường ít khi trụ lại quá༒ 2 năm vì môi trường khắc nghiệt. Thế nhưng, anh đã trải qua 8 năm trong phòng nghiên cứu xứ người.
"Chỉ tiêu của công ty một năm phải chế tạo ra 2-3 máy mới để cạnh tranh với đối thủ. Môi trường🌄 R&D đánh đổi rất lớn, tôi làm đến 10-12h đêm mới rời văn phòng là bình thường, có khi phải ngủ lại để kịp ra máy mới cho công ty", anh Quang kể.
Sau thời gian nghiên cứu, theo thuyết phục từ ban giám đốc, anh Quang về Việt Nam lập công ty phân phối để đưa sản phẩm tiến vào thị t💦rường làm đẹp đang bùng nổ tại đây. Khi kinh doanh ngày càng thuận lợi, anh bắt đầu nghĩ xa hơn là nghiên cứu và꧒ sản xuất các thiết bị thẩm mỹ "Made in Vietnam".
Đó là thời điểm 3 năm trước, khi anh cùng một số người cùng chí hướng, vốn có kinh nghiệm tại các thị trường khác như Mỹ và Nga, cùng ngồi lại để thành lập dự án thiết bị phẫu thuật ứng dụng công ngh𝐆ệ laser 💫vi điểm.
Trong bối cảnh nhu cầu thị trường Việt Nam và các nước trong khu vực về lĩnh vực da liễu, đặc biệt là tái tạo da và xoá sẹo rất lớn, startup do anh Quang đồng s𒆙áng lập được Vườn ươm Công nghệ cao thuộc Khu Công nghệ cao TP HCM nhận vào ươm tạo. Hôm 18/12, khi những chiếc máy hoàn chỉnh được công bố cũng là lúc startup với tên chính thức Công ty Khoa học và Kỹ thuật Laser Việt Nam (LASCITEC) tốt nghiệp.
"Nhiều người hỏi sao ban đầu chúng tôi không sản xuất những thiết bị thẩm mỹ đơn giản hơn mà nghiên cứu sản xuất ngay cái k🗹hó như máy phẫu thuật laser vi điểm. Tuy nhiên, chúng tôi thấy thiết bị này khá bao quát các yêu cầu điều trị, làm đẹp mà các spa tại Việt Nam đưa ra, chiếm 30-70% trong liệu trình của họ nên thị trườꦏng rất lớn", Nhà đồng sáng lập Lương Vũ Đăng Quang nói.
Thiết bị phẫu thuật công nghệ laser vi điểm của startup nà🙈y là loại Sur Laser (Laser CO2) ở bước sóng 10,60 µm. Theo Khu công nghệ🌺 cao, đây là sản phẩm thật sự sản xuất đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ laser vi điểm, kỹ thuật sản xuất, cân chỉnh, bảo hành, bảo trì. Trước đây, chưa có đơn vị khác trong nước nắm toàn bộ chu trình này và chưa có đơn vị nào sản xuất tại Việt Nam, 100% loại máy này được nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc và phương Tây.
Anh Quang cho biết, thiết 💝bị đang được thử nghiệm tại Bệnhꦜ viện 108 và một số phòng khám da liễu ở TP HCM, Đồng Nai. Startup dự kiến sẽ đưa ra thị trường với mức giá khoảng 15.000 USD mỗi máy, tức thấp hơn 30% so với các thiết bị nhập từ Hàn Quốc.
"Tiềm năng đối với sản phẩm hiện rất lớn. Việt Nam và các nước xung quanh là thị trường mới phát triển, một hướng đầu tư rất mới về công nghệ laser y học. Dự án không chỉ phát triển trong nước mà muốn nhắ🎃m đến các thị trường như Thái Lan, Lào, Myanmar, Philippines...", anh Huỳnh Thiện Vương - Phụ trách kinh doanh nói.
Viễn Thông