Luật sư Khanh, hiện làm việc tại Mỹ, chia sẻ với độc giả VnExpress bài phân tích về sự cần thiết của kỹ năng suy nghĩ phê bình và kỹ năng trình bày trong giáo dục.
Khi còn nhỏ, có lần tôi đọc được bài báo do một cô bé học giỏi nhất lớp viết, nội dung đề cập đến việc em học sinh này thấy cô gi🉐áo giảng bài sai, nên giơ tay xin phát biểu và chỉ ra cái sai đó. Tuy nhiên, cô giáo nhún vai nói là mình không sai nhưng lại bị💙 cô học sinh đưa ra vài ý kiến.
Sau cùng, cô giáo mới cầm phấn sửa và quay ra nói với bé học sinh là: "Tôi không còn gì để dạy em nữa, eꦚm đi ra khỏi lớp đi'. Tác giả bài báo, tức là cô bé học sinh kể lại câu chuyện vớiꦜ vẻ đầy ăn năn hối lỗi, kiểu như là mình đã làm sai khi chỉ ra sai sót của cô giáo.
Tôi nói với cha mình - một nhà giáo - về câu chuyện đó. Sau khi nhíu mày một lúc, cha tôi nó🍌i rằng nếu thầy cô có sai thì con đừng nói gì, chỉ ghi lại rồi về xem sách, n🅺ếu vẫn không chắc thì hỏi thầy cô mà con học thêm (tôi không học thêm các thầy cô trên lớp).
Nhìn lại, tôi chợt nhận ra rằng căn bệnh giáo dục mang tính chất "xin - cho", thầy cô ơn nặng nghĩa sâu tới nỗi không ai dám có ý kiến nó phổ biế🤡n tới cỡ nào. Cha tôi, một giáo viên hai chục năm kinh nghiệmꦯ, nên lúc đó ông biết rằng đưa con mình vào chỗ bị giáo viên đuổi ra khỏi lớp là không nên.
Về sau thì tôi được đi du học. Để chuẩn bị đi Australia, chúng tôi phải tham dự một lớp học nhằm chuẩn bị cho việc học ở một môi trường mới. Tiếng Anh thì không ai xꦕét tới vì chúng tôi ai cũng đã thi điểm 🌸IELTS từ 6.5 trở lên. Cái mà chúng tôಞi học chỉ gói gọn trong hai điều: suy nghĩ p🎉hê bình (critical thinking) và kỹ năng trình bày (presentation skills).
Vì sao hai điều này quan trọng? Suy nghĩ phê bình giúp cho học sinh quan sát, tiếp nhận thông tin và đưa ra kết luận. Đây là kỹ năng cực kỳ thiết yếu, nó giúp cho người học đưa ra các kết luận từ những dữ liệu thực tế và áp dụng kiến thức đã được học. Cho nên các môn tự nhiên người Việt Nam học rất nhiều nhưng chẳng áp dụng là vậy: kiến thức thì có thừa, nhưng học sinh không biết cách phê phán🔯 để đưa ra hành động hợp lý.
Điều này không chỉ có ích trong môi trường hàn lâm ꧟hay kỹ thuật cao, nó rất có ích trong đời sống hằng ngày. Có lần tôi đọc bài báo về 5 người bị chết ngạt trong một cái hồ đựng mỡ cá tra. Lúc đầu chỉ có một người bị rơi vào, nhưng người tiếp theo cứ thế mà nhảy vào để cứu, và sau cùng thì đều cùng nhau chết.
Tôi đã từng học ngành kỹ sư hoá và dành mấy năm làm việc trong nhà máy hóa chất ở Mỹ, các vấn đề an toàn trong sản xuất rất được đề cao. Ngoài các nguyên tắc♑ an toàn mà ai cũng nằm lòng, thì chúng tôi còn học một điều nữa: Khi muốn cứu người thì phải dành vài giây quan sát tình hình rồi suy nghĩ xem cứu thế nào, cảm thấy cứu không xong thì phải tìm người khác giúp, c🐬hứ cứ xông vào mà làm không suy nghĩ thì khả năng gây hại rất lớn.
Vậy đó, suy nghĩ phê phán rất đơn giản nhưng cực kỳ hữu ích. Kỹ năng này không phải chỉ là để đưa ra phát minh, không phải là để tạo ra các công trình khoa học hữu ích, lại càng không phả♑i để đưa ra các giả thuyết vĩ đại. Đối với đa số dân số thì kỹ năng này giúp họ làm việc hiệu quả hơn và giúp họ hiểu biết con người hơn. Giáo dục mà đạt được hai điều này là đã rất tốt.
Còn khả năng trình bày cũng rất quan trọng. Trong mọi môi trường làm việc, khả năng trình bày ý tưởng và thuyết phục mọi người làm theo là công việ🅠c mà ai cũng phải làm hằng ngày nhưng ít khi được để ý.
Ví dụ như bạn cần phải báo với sếp rằng hồ chứa mỡ cá bị đầy và cần phải cử người ra thu dọn thì bạn phải có khả năng trình bày là hồ ở đâu, mực chứa lên tới♊ đâu, mực chứa như vậy là không an toàn vì lý do gì, hiện nay cần phải bớt mức chứa mỡ trữ ra sao, cần phải bớt bao nhiêu, nên đưa ra hồ nào khác hay chỉ chứa tạm trong thùng phuy...
Đó là một ví dụ đơn giản. Ở mức phức tạp hơn, các lời kêu gọi đầu tư, các dự án, thậm chí các kế hoạch nho nhỏ ở trong một t♏ổ tại công ty cũng phải có 🔜người đồng thuận và chi tiền, vì vậy khả năng trình bày và thuyết phục rất quan trọng.
Để dạy các kỹ năng này thật ra rất đơn giản. Đầu tiên là nên rút số lượng kiến thức các môn tự nhiên. Khi các môn học này được giảm t൩ải t🍨hì chỉ cần cho phép học sinh phê bình các ý tưởng giáo viên đưa ra, dù là kiến thức tự nhiên hay kiến thức xã hội.
Các bài tập và đề thi thì nên chú trọng vào việc đưa ra các tình huống thực tế để giải quyết. Điều cần nhất là cứ đưa mớ công thức và các mệnh đề cho các em học sinh. Thực tế khi làm việc thì các em ấy sẽ có mấy công thức đó trước mặt, nhưng cách giải quyết vấn đề thực tế thì mới là thứ 🅠cần thiết.
Còn khả năng trình bày thì thay vì bắt các em học thuộc lòng môn Sử hãy cho các em tự chọn một trận đánh chống quân Nguyên và trình bày nó. Khi tr﷽ình bày thì chỉ cần các em nói các kiến thức đứng chứ không cần đủ. Ví dụ như các em nói quân nhà Trần đóng cọc ở sông là được, chứ đừng bắt các em đóng cọc ở sông Mã hay sông🦄 Bạch Đằng thì lại quá tải.
Vì sao những kỹ năng này cũng có thể áp dụng cho ♏các môn khoa học xã hội? Khoa học xã hội có một chức năng quan trọng: dạy cho học sinh khả năng dự đoán việc người khác cư xử thế nào và rút ra bài học cho mình. Những lời cao siêu cỡ như "Văn học là nhân học" hay "Dân ta phải biết Sử ta", thật ra chỉ dạy có bao nhiêu đấy: phải xem xét và phê phán cách hành xử của người khác mà rút ra bài học cho mình.
Giáo dục không phải là dạy kiến thức, mà còn là dạy kỹ năng. Các kỹ năng phân tích và trình bày là thứ mà gia đình không dạy được, bởi gia đình thì không thể dạy các kỹ♊ năng hàn lâm.
Ngành giáo dục không cần phải thêm các môn như "Tìm hiểu thiên nhiên", mà chỉ cần cho các em ra ngoài công 🐬viên chơi và tự ngắm cây cỏ rồi trình bày lại là các em thấy gì, có nên hái hoa hay không, có sờ được tới trái cây hay không, có nên ăn trái hay không, vậy là đủ.
>> Xem thêm: Bộ🍌 Giáo dục nên 💜áp dụng công nghệ thông tin vào tuyển sinh
Video được xem nhiều: Chàng trai leo cây gỡ tảng mật ong rừng nặng 5 kg
Chia sẻ video, bài viết của bạn tại đây.