Năm 1989, Đan Mạch là nước đầu tiên xây dựng luật cho phép các cặp đồng 💟tính đăng ký sống chung, với quyền như các cặp đôi đã kết hôn. Tuy nhiên họ không được phép cưới ở nhà thờ.
Dù vậy, Hà Lan mới là quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức chấp nhận hôn nhân đồng giới đầy🎐 đủ vào năm 2001. Các cặp đôi đồng tính cũng được phép nhận con nuôi.
Người đồng tính kêu gọi hợp pháp hóa tình yêu của họ. Ảnh: care2.com |
Tháng 1/2003, Bỉ là quốc gia thứ hai thừa nhận hôn nhâ✃n loại này. Các cặp đôi đồng tính có mọi quyền như các cặp vợ chồng bình thường, trừ quyền nhận con nuôi. Phải 3 năm sau, sự hạn chế đó mới được gỡ bỏ.
Bấ🦂t chấp những ý kiến phản đối mạnh mẽ từ phía nhà thờ thiên chúa La Mã, Tây Ban Nha trở thành quốc gia thứ ba chấp nhận hôn nhân 🌼giữa những người cùng giới tính, bao gồm cả quyền nhận con nuôi.
Tiếp sau đó, một số quốc gia khác cũn🍨g coi hình thức hôn nhân này là hợp pháp, bao gồm Nam Phi (quốc gia đầu tiên ở châu Phi), NaUy, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Iceland, Argentina và New Zealand.
Mặc dù đến năm 2005, luật pháp Canada mới chính thức công nhận hôn nhân giữa các cặp gay (lesbian), nhưng ♛đám cưới đầu tiên giữa hai người Canada đồng giới đã diễn ra còn trước cả khi Hà Lan thông qua đạo luật này.
Theo chân các quốc gia trên, nước Anh cũng đồng ý cho các cặp đồng tính đã đăng ký kết hôn quyền tương tự như các cặp vợ chồn𒈔g bình thường, về cá⛦c vấn đề như trợ cấp, tài sản, an sinh xã hội, nhà ở.
Tại Mỹ, nhiều bang đã sửa đổi hiến pháp mô tả hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Tuy nhiên, hiến pháp liên bang Mỹ chưa chấp thuận sự sửa đổi này, BBC cho biết.
Thực tế, châu Á bảo thủ hơn nhiều so với châu Âu và châu Mỹ. Ở nhiều quốc gia, vấn đề chính không phải là liệu các cặp gay có được cưới nhau hợp pháp hay không, mà là liệu họ có được quyền sống mà không sợ bị ngược đãi hay không.
Diễn đàn kiến thức BigThink cho biết, ở một số quốc gia đạo Hồi châu Á, "là gay" không chỉ là bất hợp pháp, mà còn có thể bị trừཧng phạt. Ở Malaysia, người đồng tính luyến ái bị đánh đòn theo luật, và phải ở tù đến 2ꦯ0 năm. Còn tại Indonesia, 2/5 số vùng sử dụng kinh Koran coi người đồng tính là tội phạm. May mắn thay cho một số người, luật này chỉ áp dụng cho công dân theo đạo Hồi.
Ngay tại quốc gia Singapore phát triển, người đồng tính, đặc biệt là nam gi🌺ới, vẫn bị coi là bất hợp pháp. Mặc dù vậy, việc bắt bớ và trừng phạt rất hiếm khi xảy ra. Thái độ của nhà cầm quyền ở đây dường như cho những người đồng tính thấy rằng họ có thể tự do làm mọi điều mình muốn, và nên biết ơn vì điều đó, chứ đừng bao giờ đòi hỏi tới các quyền hợp pháp khác.
Ở một số q🌊uốc gia khác, như Nhật Bản và Trung Quốc, người đồng tính không bị xem là bất hợp pháp, nhưng cũng không được chấp nhận hôn nhân đồng giới. Nhiều nhà chính trị đã đề xuất cải tổ điều này, song c𒐪hưa có động thái nào được chấp thuận.
Tại Ấn Độ, hôn🧸 nhân đồng giới vẫn chưa được chấp thuận, dù năm ngoái, một phiên tòa ở vùng Gurguon đã chính thức thừa nhận việc kết hôn của một cặp lesbian.
Tín hiệu ở Nhật Bản có vẻ lạc quan hơn, khi Bộ Tư pháp đang đề xuất một kế hoạch (kéo dài suốt 3 năm qua) cho phép người manওg quốc tịch nước này được kết hôn với bạn đời đồng giới ở các quốc gia coi hôn nhân đó là hợp pháp.
Có thể, sau động thái này, Nhật Bả💧n sẽ trở thành quốc gia Á đông đầu tiên chấp nhận đám cưới🍬 của những người có cùng giới tính.
Trung tâm ICS (một tổ chức về quyền lợi người đồng tính, song tính và chuyển giới lớn nhất Việt Nam) cho biết, hiện nay thế giới có 19 quốc gia và vùng lãnh thổ đã công nhận hôn nhân đồng giới là hợp pháp. Bên cạnh đó 44 nước khác cũng chấp nhận hai người đồng giới đăng ký sống hợp pháp cùng nhau dưới những hình thức hôn nhân dân sự, quan hệ có đăng ký, quan hệ gia đình... có đủ quyền lợi như vợ chồng dị tính khác. Trong đó nhiều cặp đồng tính nhận con nuôi hoặc sinh con bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo từ tinh trùng/trứng của một trong hai người. |
Thuận An