* Argentina - Pháp: 22h hôm nay 18/12 trên VnExpress.
Cùng bình luận sóng truyền hình ITV (Anh) với hai chuyên gia Lee Dixon và Ally McCoist, ౠbình luận viên Sam Matterface miêu tả tình huống đi bóng loại bỏ Josko Gvardiol của Lionel Messi trong bàn ấn định tỷꦚ số 3-0 ở trận bán kết World Cup 2022 giữa Argentina và Croatia là một pha "rải hạt ma thuật".
Trung vệ người Croatia trẻ hơn Messi 15 tuổi. Với 1m85, Gvardiol cao hơn Messi 16cm. Về cân nặng, với 80kg, cầu thủ 20 tuổi cũng nặng hơn Messi 7🅘kg. Vậy làm thế nào một cầu thủ vừa già hơn, nhỏ con hơn, nhẹ cân hơn lại có thể vượt mặt đối thủ trong một pha đấu tay đôi từ giữa sân và kéo dài đến sát đường biên ngang, trước khi tung ra đường chuyền trả ngược hoàn hảo dành cho Julian Alvarez?
Thể chất
Dixon, cựu hậu vệ cánh của Arsenal và tuyển Anh, nhận định: "Mấu chốt không nằm ở tốc độ, mà là giảm tốc và tăng tốc. Gvardiol nghĩ cậu ta có thể tóm gọn đối thủ, cho đến khi Messi tiếp tục d🐼i chuyển. Rồi Messi lại đột ngột dừng lại, ngoặt bóng và di chuyển lần nữa. Thay đổi tốc độ liên tục là một thứ nghệ thuật tinh xảo. Cuối cùng, Messi dọn cỗ cho Alvarez".
Trong khi, McCoist, cựu tiền đạo của Rangers và tuyển Scotland, thì thốt lên: "Đó là phẩm chất thiên tài. Đơn ﷽giản như thể đang giỡn. Chính pha nhún vai cuối cùng rồi ngoặt ngược lại của Messi làm Gvardiol hoànꦏ toàn mất thăng bằng và bị bỏ lại nửa mét".
Vậy bằng cách nào mà Messi lại thực hiện những động tác đó mềm mại đến vậy? Bằng cách nào mà Messi lại vượt qua chính những hạn chế🐷 về mặt thể chất trong một cuộc đấu tay đôi với Gvardiol để nhắc cả thế giới rằng, ngay trong những năm cuối cùng của sự nghiệp, anh vẫn còn nguyên sự bùng nổ, những cú lắc hông để ngoặt bóng, vặn sườn đối thủ đầy uyển chuyển như động tác khiêu vũ, cùng kích cỡ bàn chân 42 giúp bản thân trở nên khó lường như thời đỉnh cao của Floyd Mayweather?
Jonas Dodoo trả lời đơn giản: "Messi được sinh𒆙 ra với cấu tạo cơ thể để thực hiện các pha chuyển hướng đột ngột"♈.
Dodoo là một cựu HLV điền kinh, chuyên sâu nội dung chạy nước rút, hiện làm cố vấn 🍰cho Liên đoàn Bóng đá Anh, Liên đoàn Bóng bầu dục Anh và nhiều CLB chuyên nghiệp ở Ngoại hạ⭕ng Anh, Bundesliga, NFL cũng như MLB.
"Về phương diện giải ph💞ẫu học, cơ thể Messi được thiết kế cho những động tác kiểu như vậy," Dodoo lý giải về khả năng ngoặt bóng, vặn sườn đối thủ của Messi. "Cậu ấy có phần thân người dài và đôi chân ꧋ngắn, điều đó giúp Messi trở nên nhanh nhẹn."
Cựu hậu vệ Stoke City, Danny Higginbotham, cho rằng đối phó trước sự nhanh nhẹn của đ🌸ối𝓰 thủ là công việc nhiêu khê với một hậu vệ cao lớn như Gvardiol.
Higginbotham giải thích: "Là một hậu vệ, bạn sẽ luôn tìm cách bắt cầu thủ tấn công của đối phương phải🃏 di chuyển theo hướng mình mong muốn. Nhưng khả năng đột ngột chuyển hướng và thay đổi tốc độ của Messi là quá đỗi kinh ngạc. Chính Messi trở thành người điều hướng hậu vệ theo kèm. Messi có thể dừng bóng nhanh tới mức một khi bắt bạn phải dừng theo, cậu ấy lại tăng tốc tức thì".
Theo cựu tuyển thủ Gibraltar sinh tại Anh, nhìn vào pha đấu tay đôi của một cầu thủ cao to như Gvardiol trước Messi, dễ thấy trung vệ trẻ này chưa bao giờ có thể tận dụng được sức mạnh thể chất của bản thân, vì Gvardiol phải chơi chậm lại ngay khi Messi quyết định chậm lại. Đúng lúc đó, người xem tưởng rằng Gvardiol có thể tóm được Messi, vì🥀 tiền đạo Argentina thực hiện động tác xoay lưng. Nhưng bất chợt, Messi lại xoay thêm một lần nữa và chỉ cần đúng một tích tắc ấy để loại bỏ Gvardiol. "Cách Messi chuyển hướng khiến Gvardiol như một chú chuột bị vờn. Cơ thể nhỏ bé giúp Messi có mộꦏt trọng tâm thấp, dễ dàng cho các pha ngoặt bóng, chuyển hướng như vậy", Higginbotham ví von.
Bản thân Higginbotham từng có kinh nghiệm đối đầu trực tiếp với một cầu thủ mà phong cách di chuyển của người này khiến anh luôn có cảm giác 𒁏không an toàn. Đó là mùa hè 2007, khi Stoke gặp Real trong một trận đấu giao hữu và Higginbotham đọ sức trước cựu tiền đạo người Tây Ban Nha, Raul Gonzalez.
"Tôi quan sát Raul và suy nghĩ ‘Gã này không phải người nhanh nhất, cũng chẳng vạm vỡ là bao', nhưng lại là một huyền thoại săn bàn, biết kiến tạo, ♕bất kể đó là sân chơi quốc nội hay quốc tế. Tôi tự hỏi bản𝕴 thân 'Bí quyết của Raul là gì?'".
"Tôi trải qua suốt 70 phút theo kèm Raul và trông tôi thật nực cười. Chỉ cần rời mắt khỏi anh ta trong tích tắc để ngó ngàng diễn biến xung quanh, là y như rằng một khi ngoảnh lại, Raul đã biến mất. Tôi chẳng còn🌠 biế🤪t anh ta đang ở đâu. Tôi chưa bao giờ cảm thấy bất an đến vậy trên sân khi phải theo kèm Raul. Bí quyết nằm ở chuyển động cơ thể của anh ta."
Dodoo cũng đồng ý rằng trọng tâm thấp ꦡlà một điểm cộng đối với Messi. Nó không chỉ giúp anh vặn và xoay người dễ dàng hơn, mà còn giúp Messi "khó bị đẩy ngã". Theo Dodoo, về mặt thể chất,💞 thủ quân của tuyển Argentina có một "hệ thống phanh tuyệt hảo, giúp cậu ấy có thể dừng lại đột ngột, nhanh như khi tăng tốc. Những pha di chuyển luồn lách, lắt léo của Messi là sự kết hợp của động tác dừng-chạy. Động tác này đòi hỏi sức mạnh hãm tốc cũng như khả năng bứt tốc cực kỳ xuất sắc."
Tư duy và hệ thống thần kinh
Nhưng thể chất của Messi chỉ là một phần, bởi theo Dodoo lý giải, còn có một phương diện khác song hành: "Khi chúng ta xét đến sức mạnh, tốc độ và cường độ vận động, chúng ta phải nói về cả phần cứng lẫn phần mềm. Phần cứng liên quan nhiều đến cơ bắp, các khớp và đặc điểm thể chất. Còn p✤hần mềm là về nhận thức, hành động và quy trình đưa ra quyết định của não bộ".
Chính "p🎶hần mềm" của Messi - như Dodoo lý gải - thường giúp anh vượt lên các đối thủ vốn dĩ có thể chất nhỉnh hơn𓆏.
"Messi rất giỏi♕ trong việc kết hợp khả năng quét khối mặt sân để dự đo💞án và đưa ra phản ứng trước các chuyển động vi mô của đối thủ", Dodoo nói. "Cậu ấy thường tìm cách lướt qua các hàng thủ đối phương với tốc độ dưới mức tối đa, dụ dỗ đối thủ như cách võ sĩ đấu bò dùng chiếc áo choàng màu đỏ. Ngay khi đối thủ dính mồi, Messi liền tăng tốc."
"Di chuyển ở tốc độ dưới mức tối đa cũng có nghĩa rằng bất cứ khi nào Messi cần lôi c🌼uốn đối thủ vào, cậu ấy cũng luôn sẵn sàng thoát ly ngay lập tức, giống như một hộp số lên-xuống", Dodoo giải thích thêm.
Hệ thống thần kinh là phần thứ ba, và về cơ bản, Dodoo cho rằng đó là t🅠hứ kết nối phần mềm với phần cứng của một cầu thủ.
Theo Robert Moreno - cựu HLV trưởng tuyển Tây Ban Nha và từng có 3 năm làm việc với Messi trong tư cách trợ lý của Luꦑis Enrique ở Barca, chính não bộ đã giúp Messi vươn lên một đẳng cấp khác biệt so với các đối thủ, bất kể đối thủ có những lợi thế về thể chất.
"Messi như trong phim Ma Trận", Moreno chia sẻ. "Các bạn hẳn còn nhớ một cảnh trong phim khi💟 nhân vật chính uốn lượn cơ thể trước làn đạn chầm chậm lao tới phải không? Với tôi, Messi chơi bóng y như vậy. Mọi sự vật diễn ra trên thực tế đều được làm chậm lại trong đầu Messi".
"Thế nên, chuyện Messi vờn Gvardiol như người lớn đang nô đùa cùng một cậu nhóc cũng hết sức bình thường. Cậu ấy từng khiến Jerome Boateng khốn đốn như vậy trong quá khứ ở Champions League", Moreno nói thêm, nhắc lại trận Barca hạ Bayern 3-0 ở lượt đi bán kết 2014-2015. Hôm đó, Messi ghi 2 bàn và một t🃏rong số đó là pha bóng khiến Boateng ngã nhào xuống sân như một thân câyඣ bị đốn hạ.
"Messi luôn suy nghĩ nhanh hơn phần còn lại. Quan trọng là Messi tư duy thế nào thì cậu ấy hành động được🌳 đúng như ý muốn. Tôi không phải là một cầu thủ chuyên nghiệp, n𝄹hưng tôi hiểu một khi chơi bóng, có những lúc bạn muốn làm một điều gì đó, song sự kết nối giữa cái đầu và đôi chân gặp trục trặc khiến bạn không thể thực hiện động tác thành công. Messi thì ngược lại. Cậu ấy có khả năng, có sự phối hợp giữa đầu óc và tay chân, có được sự linh hoạt để chuyển động cơ thể theo ý muốn. Và một khi đã muốn làm gì đó, Messi tạo nên những tình huống như trước Gvardiol", Moreno phân tích thêm.
Vì vậy, khi Messi tranh chấp tay đôi với hậu vệ đối phương, dù 💖hậu vệ đó có thể biết ngôi sao người Argentina sẽ làm gì, anh ta không tài nಞào ngăn cản được. Khi cầu thủ này di chuyển, Messi đã ở trước anh ta cả mét.
Nói như Moreno, điều này được minh chứng thông qua mối liên hệ keo sơn giữa Jordi Alba với Messi khi cả hai còn là đồng đội trong màu áo B🍌arca. "Có một hành động khi Messi nhận bóng ở khu vực cuối 1/3 sân bên cánh trái, cậu ấy dẫn bóng, Alba thì di chuyển vào khoảng trống ở cánh đối diện và Messi phất một đường bóng đúng vào vị trí đó. Alba dễ dàng đón lấy tung ra quả tạt", cựu HLV Tây Ban Nha nói thêm.
"Tất cả đội ở Tây Ban Nha đều nắm rõ đường nét phối hợp đó giữa Messi và Alba. Nhưng chẳng một ai có thể ngăn chặn được. Vì sao? Vì trong bóng đá, k🎐hông chỉ bạn biết mình cần phải làm gì, mà còn là phải làm nhanh nhất có thể", Moreno nói thêm.
Ông cũng lấy Kylian Mbappe làm ví dụ cho sự nhanh nhẹn hơn người. Khi vào thế một đấu một, tiền đạo người Pháp thường tìm cách đẩy quả bóng tiến về trước một🅰 chút, rồi tăng tốc chạy nhanh hơn đối thủ trước khi tạt bóng. Hậu vệ đối phương biết rõ đấy, nhưng không thể ngăn cản vì Mbappe làm mọi thứ nhanh hơn.
Theo Moreno, Messi thậm chí còn khó ngăn chặn hơn cả Mbappe. Tiền đạo Pháp có thể bị bắt bài theo kiểu "À, Mbappe sẽ chạy về phía bên phải hoặc bên trái", nhưng trước Messi, hậu vệ đối phương không thể đoán đư♈ợc gì. Tiền đạo Argentina thể chạy về bên trái, bên phải, ra phía sau, chuyền bóng... Ông nói: "Cậu ấy có quá nhiều những sự lựa chọn, và Messi làm chúng nhanh tới mức không thể bị chặn lạཧi".
Messi đi bộ
Không chỉ nhanh cả trong tư duy lẫn hành động và có thể chất hơn người, Messi còn kết hợp khả năng điều tiết tố👍c độ với việc thường𒁏 xuyên "đi bộ" trên sân.
Sau khi khép lại lượt trận đầu tiên của vòng bảng World Cup 2022, thống kê chỉ ra Messi đi bộ nhiều hơn bất kỳ cầu thủ nào khácไ của giải đấu. Trước Croatia ở bán kết, xét trong số 10 cầu thủ Argentina (ngoại trừ thủ môn) của đội hình đá chính, chỉ có Leandro Paredes di chuyển quãng đường trên sân ít hơn Messi, nhưng tiền vệ này được rút khỏi sân khi trận đấu còn hơn 30 phút.
Trong trận bán kết với Croatia, hơn mꦕột nửa quãng đường di chuyển của Messi trên sân được FIFA xếp loại là "Vùng 1", tức ở mức gi𒈔ữa đứng yên và di chuyển với tốc độ 7km/h.
"Messi đi bộ vì cậu ấy biết mình đã 35 tuổi, không còn𝓡 có thể tái hiện những h✃ành động cần nỗ lực lớn liên tục như trong quá khứ", Moreno phân tích. "Vậy nên Messi đi bộ, chờ đợi đúng khoảnh khắc, đúng vị trí để nhận bóng và tung ra đường chuyền, hoặc mang đến cơ hội ghi bàn cho các đồng đội".
Nhưng trong lúc có vẻ như đang đi bộ, theo Moreno, Messi luôn xoay đầu xung quanh và phân tích những gì diễn ra trên sân. Cựu HLV tu🅘yển Tây Ban Nha nói: "Cậu ấy phân tích tất cả các đối thủ trước mặt mình và tìm ra điểm yếu của họ. Chính điều đó làm nên sự khác biệt giữa Messi với phần còn lại".
Đó cũn🌱g ch🐻ính là quy trình mà Higginbotham cho rằng tạo nên nét thiên tài của Messi.
"Chúng ta biết Messi giỏi cầm bóng thế nào, nhưng điều quan trọng chẳng kém chính là những gì cậu ấy thực hiện trước khi nhận bóng", Higginbotham nói. "Cứ nhìn t🔜hời điểm và khu vực Messi nhận bóng là sẽ thấy, cậu ấy tự đặt mình vào những vị trí phù hợp cho bước đỡ bóng, ngoặt bóng, thay đổi tư thế và ngay lập tức lao thẳng vào hàng thủ đối phương".
Higginbotham cũng chia sẻ quan điểm với Moreno về việc Messi không đi bộ, mà vẫn quan sát diễn biến và tư duy. "Cậu ấy tư duy t💞heo kiểu 'vị trí nào là tốt nhất dành cho mình một khi giành lại quyền kiểm soát bóng, vị trí nào là tốt nhất để mình có thể dẫn quả bóng vào đó, vị trí nào là nơi hậu vệ đối phương không muốn phạm lỗi, và vị trí đó có đủ không gian để mình ngoặt bóng và đâm thẳng vào không?'", cựu hậu vệ Stoke phân tích. "Rất nhiều quyết định được Messi đưa ra khi cậu ấy không có bóng, từ đó giúp cậu ấy có lợi thế một khi bóng tìm đến chân. Đấy mới là thiên tài".
Theo Moreno, "trí khôn trong bóng đá" của Messi chính là chìa k𓄧hóa. Ông giải thích: "Đó là trí khôn khác với trí khôn kiểu người bình thường. Một loại kiến thức mà bạn không tài nào lý giải được. Các cầu thủ cũng như vậy. Họ làm được những thứ mà bản thân họ không thể giải thích được. Messi chính là sự biểu đạt cực độ của vấn đế này. Cậu ấy tìm ra giải pháp cho những hoàn cảnh ngặt nghèo m𝓡à người phàm không thể".
Vì thế, Moreno xem Messi là cầu thủ khác biệt hoàn toàn, ở chỗ cậu ấy có thể phân tích trận đấu khi đang tham gia vào trận đấu đó. "Là HLV, chúng tôi dễ dàng phân tích tình huống khi nhìn từ bên ngoài, ngồi trong phòng với những chiếc máy tính. Nhưng Messi phân tíc⭕h diễn biến trận đấu ngay trên sân, khi trận đấu đang diễn ra. Điều đó biến Messi trở thành cầu thủ hay nhất lịch sử đối với cá nhân tôi", Moreno cảm thá🌱n.
Messi không hề yếu ớt
Nhờ "trí khôn b🍎óng đá đó", kết hợp cùng tầm vóc vĩ đại của Messi khiến thuộc tính về thể chất của cầu thủ người Argentina không được chú ý.
"Messi không giống Cristiano Rꦓonaldo, chuyện này𝓰 quá rõ ràng," vẫn lời Moreno. "Nhưng Messi mạnh mẽ đấy chứ, đó là sức mạnh ở đôi chân, ở cơ bắp và tất cả những bộ phận thuộc phần thân trên cơ thể."
"Bạn đâu thể chơi bóng ở đẳng cấp cao nhất mà thiếu đi sức khỏe", ông phân tích . "Đúng là có những c﷽ầu thủ khỏe mạnh hơn, cường tráng hơn, nhưng bản thân Messi đủ khỏe mạnh để chơi bóng. Bằng không, làm sao cậu ấy có thể ra sân cứ mỗi ba ngày một trận. Sự khác biệt trước tiên của một cầu thủ đạt đẳng cấp thế giới với một cầu thủ bình thường chính là anh ta có thể trạng để tồn tại ở môi trường khắc nghiệt đó."
Một kh𒀰ía cạnh khác thuộc về Messi cũng ít được nhắc tới chính là p𒊎hần mông.
Năm ngoái, cựu tiền vệ Yaya Toure từng có một bài viết trên tờ The Athletic, đề cao vai trò của phần mông và cách sử dụng cơ mông đối của các cầu thủ bóng đá trong việc che chắn bóng trước áp lực từ phía sau của đối phương. Chính cơ mông săn chắc🍃 giúp 🦂các cầu thủ có lợi thế trong việc giữ bóng, giúp họ có thêm không gian để luồn lách khỏi người theo kèm.
Yaya Toure có nói: "Tôi từng là đồng đội của Messi ở Barca, và gần như cứ mỗi khi Messi tìm cách rê dắt, luôn có cầu thủ đối phương theo sát để tắc bóng. Chỉ cần bạn sử dụng cơ mông của mình đúng cách, bạn sẽ luôn có thời cơ để kiểm soát quả bóng tốt hơn và thoát ly khỏi không gian hạn hẹp, hay như khi bị đối🌃 phương gây áp l༺ực. Bị đối phương bủa vây luôn là thử thách với các cầu thủ chơi ở hàng tiền vệ trong bóng đá hiện đại".
Messi rõ ràng đã học được cách tận dụng tối đa những🍃 gì thuộc về thể trạng của bản thân. Nhưng nếu Moreno một mặt tin rằng nếu không có sức mạnh, Messi sẽ không thể trở thành "cầu thủ hay nhất lịch sử", thì ông cũ🐲ng khẳng định chính tư duy chơi bóng mới đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định.
"Vấn đề không𓆏 chỉ là mạnh mẽ," Moreno nhấn mạnh. "Vẫn có rất nhiều cầu thủ trên🔥 thế giới có thể hình như Messi tốt hơn, khoẻ hơn cậu ấy. Nhưng chính khác biệt trong lối tư duy và thẩm thấu trận đấu tạo nên lợi thế để một cầu thủ vươn tầm đẳng cấp thế giới".
Và đó cũng chính là nghệ thuật "rải hạt ma thuật" cho phép Messi ở tuổi 35 bỏ lại sau lưng t♌rung vệ🎐 20 tuổi đầy tài năng của bóng đá thế giới, khiến Gvardiol tự hỏi chuyện gì vừa diễn ra.
Hoàng Thông (theo The Athletic)