"Làm thế nào để tiết kiệm năng lượng hiệu quả?". Nếu đánh câu hỏi đóဣ vào tìm kiếm Google, bạn sẽ mất khoảng 0,28 giây để nhận được 5.160.000 kết quả. Một câu hỏi có rất nhiều câu trả lời, điều này làm chúng ta phải suy nghĩ.
Những việc làm đơn giản như trồng một cây xanh, tận dụng lại nước... không phải ai trong số chúng ta đều làm và chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm. Thường mọi người đều có suy nghĩ chung "Nước trời cho mà, không phải m♕u♔a như thành phố nên tội gì phải tiết kiệm". Những người nông thôn nghĩ đơn giản vậy và chính tôi đã từng nghĩ vậy. Một xô nước sau khi vo gạo xong, chúng ta có thể lấy nước đó để tưới rau, cho lợn ăn... Những việc làm đơn giản đó góp phần vào công cuộc tiết kiệm năng lượng của chúng ta.
Điều tôi muốn nói đến không phải là nước, gas… mà là việc tiết kiệm điện. Là một sinh viên chuyên nghành quản lý năng lượng, tôi đã có cơ hội khảo sát về mức độ hiểu biết của người dân về tiết kiệm điện. Một con số đáng ngạc nhiên "70% dân số vùng tôi đi tìm hiểu chưa biết các biết pháp về tiết kiệm điện". Con số số đó là minh chứng rất rõ cho sự hiểu biết của người 🔥dân về cách sử dụng điện hiệu quả.
Nhiều người khi cầm hóa đơn tiền điện lên và than rằng "Tháng này chả dùng gì mà hết lắm tiền thế". Người có thu nhập cao than xong rồi bỏ🌌 đấy, có tiền trả tiền điện thì lo gì, người có thu nhập thấp lại nhanh về nhà cắt bóng điện, tắt quạt, tắt TV, đưa cuộc sống trở về thời chỉ có một bóng đèn chạy. Nhưng những hành động đó làm cho họ cảm thấy không thoải mái. Tiết kiệm k🦂hông có nghĩa là tắt bỏ các thiết bị sử dụng điện, mà là giảm tiêu hao điện, nhưng vẫn đáp ứng được tiện nghi của con người. Hành động tắt giảm bóng của những người đó ý thức được rằng họ muốn tiết kiệm điện nhưng chưa làm đúng cách.
Sự liên kết ở đây bao gồm liên kết giữa Công ty Điện Lực và cụm dân cư, giữa cán bộ cụm dân cư với người tiêu dùng. Sự liên 🙈kết đó nếu làm tốt, việc tiết kiệm điện năng sẽ trở ♔thành hiện thực.
Các công ty Điện Lực có thể đưa ra bảng phương pháp sử dụng điện năng tiết kiệm cho từng thi🌠ết bị sử dụng điện (điều hòa, TV, tủ lạnh...). Họ có thể làm việc trực tiếp với dân thông qua một số buổi khảo sát thực tế. Họ đưa ra những lời khuyên sử dụng tiết kiệm cho từng thiết bị. Mọi người dân có thể tham khảo và thực hiện theo. Đối với khu vực miền núi, cán bộ nên khuyên họ dùng đèn tiết kiệm compact thay thế sơi đốt. Khu vực thành phố lớn, hướng dẫn cách mua sản phẩm đã dán nhãn mác tiết kiệm điện... Ban cán bộ cụm dân cư nên mỗi tháng họp cụm dân cư một lần để so sánh hóa đơn tiền điền và có biện pháp khen thưởng với những hộ dân làm tốt công tác tiết kiệm.
Khu vực nào kinh doanh nhiều nhà nghỉ, khách sạn... họ có thể thực hiện sự liên kết giữa khách hàng và chủ. Giả sử chăn ga, gối đệm... vẫn còn sạch sẽ chưa đến mức phải giặt, khách hàng có thể yêu cầu hoặc viết lại lời nhắn không cần giặt. Nếu họ không⛦ cần giặt sẽ được giảm giá tiền phòng (phương pháp này đã từng rất thành công ở một số khách sạn lớn). Đó cũng là biện pháp tốt của sự liên kết.
Sự liên kết còn được thể hiện ở chủ trương của nền giáo dục. Chúng ta nên đưa thực hành tiết kiệm năng lượng vào các buổi ngoại k💛hóa dành cho các lứa tuổi, để các bạn ý thức được rằng không phải tiết kiệm điện là công việc của bố mẹ, mà là của mọi người. Ai cũng phải thực hiện.
Những sự liên kết đó luôn tồn tại trong hàng ngày, nếu chúng ta nắ✱m bắt được và đưa tiết kiệm năng lượng vào, công cuộc tiết kiệm trở nên dễ dàng hơn.
Hãy tiết kiệm vì tương lai của con em chúng ta!
* Độc giả gửi bài dự thi tại đây hoặc về email [email protected].
Cuộc thi "Năng Lượng xanh cho cuộc sống" do Báo điện tử VnExpress phối hợp với Công ty Schneider Electric tổ chức. Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live and Learn) là đơn vị đồng hành. Cuộc thi dành cho mọi công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, diễn ra từ ngày 13/9 đến ngày 23/10. Cuộc thi nhằm khuyến khích mọi công dân Việt Nam có những suy nghĩ và hành động thiết thực để tiết kiệm năng lượng. Tác phẩm dự thi có thể là những ý tưởng sáng tạo hay giải pháp mang tính thực tiễn liên quan đến điện năng trong sinh hoạt, sản xuất… |
Nguyễn Văn Lâm