Hồi đầu m🍰ùa 2013, Chủ tịch VFF khi đó, ông Nguyễn Trọng Hỷ, phải dẫn đầu đoàn kiểm tra đi một vòng các CLB, rồi sau đó kết luận có đến ba hoặc bốn đội bóng đang ở trong tình trạng "đột tử". Cuối mùa, bóng đá Việt Nam xóa sổ một loạt tên tuổi, như Navibank Sài Gòn, Xi Măng Xuân Thành, Khatoco Khánh Hòa, rồi đến mùa sau là Vissai Ninh Bình, KienlongBank Kiên Giang... Họ có cùng một điểm chung, đó là chỉ sống nhờ túi tiền của doanh nghiệp nên đã ra đi là không hẹn ngày trở lại.
Sau b🤡ảy năm, những gì diễn ra ở Quảng Ninh phần nào gợi lại khoảng thời gian đáng buồn, đầy biến động ấy một lần nữa.
Khi HLV Phan Thanh Hùng dứt áo, có thể xem đó như hành động "thuyền trưởng rời con tàu đắm". Dù bằng cách nào đó, đội bóng đất mỏ vẫn có mặt ở V-League 2021, đấy sẽ là một chuyến hải trình tuyệt vọng của một con tàu có quá nhiều lỗ rò trên khoang. Hơn năm năm xa quê làm việc ở Quảng Ninh, HLV Hùng đã dày công xây dựng một hệ thống đạt đến sự hoàn thiện. Những thành công của ông ở Đà Nẵng rồi Hà Nội đủ cơ sở để cho rằng nếu duy trì đội bóng lâu dài, Quảng Ninh có thể sẽ hái nhiều quả ngọt, thậm chí là chức vô địch quốc gia lần đầu tiên trong lịch sử. Một người tâm huyết, chịu nhiều hi sinh như ông Hùng mà phải đành lòng nói lời chia tay, n❀ghĩa là ông đã thấy không còn chút hy vọng nào nữa.
Diễn biến sinh tồn ở Quảng Ninh, xét trên một thời gian dài, khiến người ta phải suy nghĩ: Tại sao qua bao nhiêu đó thời gian, bao nhiêu bài học, nhưng cái cách để giữ sự tồn tại của mình đối với các CLB chuyên nghiệp Việt Nam lại chẳng hề thay đổi? Trong bóng đá chuyên nghiệp, các đội bóng có thể phá sản vì kinh doanh kꩲém, đó là chuyện bình thường. Họ không đạt 𝓀đủ tiêu chuẩn về tài chính thì có thể phải chấp nhận xuống hạng cho vừa sức. Nhưng xét về bản chất, các CLB đó vẫn tồn tại, vẫn kinh doanh, vẫn là một CLB chuyên nghiệp, chỉ khác nhau ở việc nhiều tiền hay ít tiền.
Nhưng tại Việt Nam, đội bóng phụ thuộc hoàn toàn vào "bầu sữa" của doanh nghiệp tài trợ. Họ chỉ cần tạm ngưng giải ngân theo tiến độ, là CLB rơi vào tình trạng nợ lương thưởng. Họ chuyển chi phí tài trợ thay hiện kim bằng hiện vật, thì CLB cũng đành chịu. Chính sự lệ thuộc này dẫn đến thà🐓nh tích của các đội bóng ở V-League rất phập phù. Thậm chí, kết quả thi đấu trên sân có khi còn được sử dụng để "mặc cả" với các nhà tài trợ, hoặc gây sức ép về tiền thưởng...
Ở chiều ngược lại, thành tích thi đấu và cả số phận của các CLB chuyên nghiệp tại Việt Nam rất dễ dự đoán nếu căn cứ vào tình hình kinh doanh của nhà tài trợ chính. Sự biến động của doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên chắc chắn là đội bóng. Do ngân sách tài trợ bóng đá thường được xem là hoạt động đóng góp xã hội, hoặc nghĩa vụ địa phương, không gắn liền một c🅺ách thiết thực với chuyện kinh doanh nên trong khó khăn tài chính, thì tiền cho bóng đá sẽ "ưu tiên" chậm, giảm hay ngưng. Và khi doanh nghiệp tài trợ chính ban đầu ngưng, đội bóng có nguy cơ xóa sổ hoặc quay về với mô hình bán chuyên, nghiệp dư dựa trên ngân sách phong trào địa phương.
Bài học của bảy năm trước cần được nhìn nhận một cách dũng cảm hơn. Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam cần được đánh giá đúng bản chất, mức độ phụ thuಌộc vào doanh nghiệp để từ đó đưa ra những qui định tài chính trong việc duy trì đội bóng nhằm tránh tình trạng các doanh n💖ghiệp vung tay quá đà, để rồi khi buông ra thì đội bóng biến thành nạn nhân.
Song Việt