Cụ thể là sai so với Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT. Nơi này, nơi khác đặt ra câu hỏi khó: "Nếu không dạy thê༒m thì giáo viên ăn gì?".
Câu hỏi đó nhạy cảm đến mức chúng ta cố gắng né tránh trả lời. Hầu như 🍃ai cũng có người thân, bạn bè là giáo viên. Vợ tôi, chị vợ, anh vợ đều là giáo viên, bạn bè tôi nhiều người là giáo viên, chính tôi cũng ngại nói những vấn đề nhạy cảm của ngành giáo dục. Chẳng mấy ai vui vẻ với cảnh con cái mình từ sáng tới khuya vùi đầu học hành, kể cả vào những ngày nghỉ cuối tuần. Các bà mẹ, ông bố tất bật đưa đón con đi học thêm. Bố mẹ bận việc thì thuê xe ôm đưa đón con. Mỗi tháng, các gia đình chi từ dăm ba trăm cho đến một vài triệu đồng tiền học thêm cho mỗi đứa con. Đối với đại đa số các gia đình Việt Nam, số tiền chi cho việc học thêm của con cái là không nhỏ. Nhưng ai cũng ngại trả lời câu hỏi khó trên: "Nếu không dạy thêm thì giáo viên ăn gì?".
Chúng ta có thể né tránh mãi được khôn👍g? Cách học sinh học thêm ở nước ta khôn🎃g chỉ gây tốn kém công sức, tiền bạc cho các gia đình, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng học hành - nghỉ ngơi và sự phát triển toàn diện trí - lực của các cháu. Nó phá vỡ sự công bằng trong thụ hưởng giáo dục, thiệt thòi cho con em các gia đình có khó khăn kinh tế. Nó làm xấu đi hình ảnh thầy cô trong con mắt học trò và phụ huynh.
Trên thực tế, không phải tất cả 1,2 triệu giáo ꩲviên trong cả nước đều có cơ hội dạy thêm. Nói chung, 240.000 giáo viên mầm non, 87.000 giáo viên đại học và cao đẳng, 18.000 giáo viên trung cấp chuyên nghiệp hầu như khôn🍬g có cơ hội dạy thêm.
Cũng không phải tất cả 840.000༺ giáo viên phổ thông trong cả nước đều có cơ hội dạy thêm, mà chủ yếu là các giáo viên phổ thông ở thành phố, thị xã.
Cũng không phải tất cả giáo v꧙iên ở thành phố, thị xã có ꦡcơ hội dạy thêm, mà trong số đó, thường chỉ là các giáo viên dạy các môn học sinh có nhu cầu học thêm, đó là 5 môn: toán, lý, hoá, văn, ngoại ngữ.
Nhưng cũng không phải tất cả các giáo viên toán, lý, hoá, văn,🎉 ngo🌼ại ngữ ở thành phố, thị xã có cơ hội dạy thêm, mà chỉ một số trong số các giáo viên đó.
Như vậy, rất nhiều giáo viên (trong tổng số 1,2 triệu giáo viên trong cả nước) không có cơ hội dạy🌺 thêm. Các giáo viên không dạy thêm đó đã 🍸và đang sống như thế nào?
R🦋ất tiếc là cho đến nay chưa có cuộc khảo sát, nghiên cứu nào về vấn đề này. Cô giáo nhà tôi đã một thời may gia công kimono để có thêm thu nhập cho gia đình. Chúng tôi không bao giờ thấy xấu hổ vì điều đó. Mọi lao động và thu nhập hợp pháp đều vinh quan🐠g.
Thời đi học, chúng tôi không phải học thêm, nhưng chắc gì chất lượng học đã kém so với hiện nay? Học sinh Việt Nam được gửi ra nước ✃ngoài trong các thập kỷ 1970-80 học rất tốt so với học sinh các nước khác, thường chiếm các vị trí đứng đầu. Rõ ràng việc học thêm phổ biến một số môn lâu nay không hề làm cho chất lượng giáo dục của nước ta được cải thiện. Nó chỉ cho thấy chất lượng dạy c🍬hính khoá bị giảm sút, nếu học sinh không học thêm thì không bù đắp được kiến thức, làm bài kiểm tra và thi không tốt. Nó là hệ quả của các bất cập trong cách dạy chính khoá, cách thi.
Một nền giáo dục tử tế là nơi học sinh có thể nắm vững kiến thức từ các bài giảng trên lớp và các bài tập về nhà. Đó cũng là sự cam kết, trách nhiệm của ngành giáo dục với người dân - những người đóng thuế nuôi ngành giáo dục. Đối với các học sinh có học lực yếu hơn, nhà trường cần tổ chức phụ đạo miễn phí để giúp các em đáp ứng được yêu cầu về chuẩn kiến thức, 🤪thu hẹp khoảng các với các học sinh khá, giỏi.
Singapore và nhiều nước khác làm như thế, không có chuyện nhà trường hoặc giáo viên thu tiền phụ đạo các học sinh có học lực kém hơn. Thật khó chấp nhận một nền giáo d🥃ục mà nếu học sinh không học thêm thì khó đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học, cấp học. Đối với học sinh khá giỏi, có năng khiếu về các bộ môn, nhà trường cần tổ chức chương trình bồi dưỡng để các em có thể phát triển tối đa năng lực của mình. Và thực tế là trong hoạt động dạy học của các trường phổ thông đã có những nội dung này. Vậy học sinh phổ thông đi học thêm tràn lan thì các em học cái gì và học để làm gì?
Ở các nước khác có dạy thêm, học thêm không? Câu trả lời là có, ở đâu cũng có. Ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, học sinh học thêm rất nhiều. Ở Mỹ và châu Âu, Singapore, Australia, New Zealand, học sinh học thêm ít hơn, nhưng cũng có. Chỉ có điều, chuyện dạy thêm, học thêm ở nước ta và ở các nước khác về bản chất khác nhau. Ở họ, dạy thêm, học thêm chủ yếu được tổ chức theo hai mô hình: (a) các trung tâm luyện thi ("cram schools", loại giáo dục này được gọi là "cram education"), (b) các câu lạc bộ năng khiếu (âm nhạc, hội hoạ, thể thao, kỹ thuật - công nghệ...). Lực lượng giáo viên giáo dục chính quy và ở các trung tâm luyện thi, câu lạc bộ năng khiếu độc lập với nhau, không được làm việc lẫn lộn. Các trung tâm luyện thi, các câu lạc bộ năng khiếu nằm ngoài hệ thống giáo dục, nhưng phải đăng ký và đóng thuế thu nhập. Ở Nhật Bản, nếu giáo viên nào bị phát hiện dạy thêm ngoài hoạt động chính quy, giáo viên đó sẽ bị 🍨sa thải, hiệu trưởng trường đó phải từ chức.
Tôi rất muốn thu nhập của tất cả giáo viên trong cả nước được cải thiện theo lộ trình cải cách triệt để giáo dục Việt Nam, có sự cân đối hài hoà với các lĩnh v꧒ực khác. Mặc dù vậy, nếu buộc phải lựa chọn giữa một bên là quyền được dạy thêm của mấy chục nghìn hoặc mấy trăm nghìn giáo viên, một bên là một nền giáo dục tử tế (nơi học sinh có thể đạt chuẩn giáo dục từ chương trình chính khoá mà không cần học thêm, đồng thời những em có học lực yếu hơn được nhà trường phụ đạo miễn phí), sự phát triển cân đối trí - lực của hàng chục triệu trẻ em, tôi tin chúng ta cần chọn vế thứ hai chứ không phải vế thứ nhất.
Tuy nhiên, vấn đề này cần được giải quyết với một lộ trình vài ba năm để chuẩn bị tư tưởng cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh, vừa nâng cấp chất lượng giảng dạy 🦩chính khoá. Không nên áp dụng các biện pháp phi giáo dục kiểu rình bắt quả tang và lập biên bản giáo viên vi phạm trước mặt học sinh.
Cần phát triển mạnh mẽ các mô hình trung tâm luyện thi và câu lạc bộ năng khiếu để việc dạy thêm, học thêm không phát sinh tiêu cực mà, ngược lại, đóng góp hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng, năng lực người Việt Nam. Trong 5 năm đầu, giáo v𝔍iên giáo dục chính quy có thể được kết hợp dạy học ở các trung tâm và các câu lạc bộ. Sau đó phải tách bạch giữa hai hệ thống, mỗi giáo viên tự chọn đứng trong hệ thống nào một cách minh bạch (giáo dục chính quy hay giáo dục phi chính quy).
Lương Hoài Nam