Hiện nay, những người tình nguyện đang làm việc với vô số dự án mã nguồn mở khác nhau. Các công ty khởi đầu dự án thường mong lợi dụng tài năng trên khắp thế giới giúp họ trong quá trình cạnh tranh với những công ty khổng lồ như Microsoft hay O🎐racle. Về mặt kinh doanh, các công ty này mong thu hút khách hàng mới bằng các phần mềm miễn phí, sau đó thu lại tiền bán dịch vụ triển khai và hỗ trợ. Nhưng nói bao giờ cũng dễ hơn làm.
Chẳng hạn trường hợp của Sistina, công t🙈y này từng phát triển một hệ thống file có thể chia sẻ giữa nhiều máy tính, kết hợp sức mạnh của tất cả các máy như một máy đơn, theo mô hình mã nguồn mở. Ông David Sass, Phó giám đốc phụ trách phát triển kinh doanh của Sistina, nói: “Chúng tôi từng ng🗹hĩ rằng có thể thu được nhiều lợi nhuận qua các dịch vụ và hỗ trợ. Tuy nhiên, về sau chúng tôi đã nhận ra đấy không phải là một mô hình kinh doanh phù hợp”.
Sistina đã đổi ý hồi tháng 8 vừa rồi, khi đưa sản phẩm Global File System của hãng dưới dạng mã nguồn đóng. Nhiều công ty khác cũng có những quyết định tương tự để bảo vệ sở hữu trཧí tuệ của họ. Việc chuyển đổi này diễn ra cùng lúc với sự giảm sút của kinh tế Internet. Hiện nay đa số các công ty từng cung cấp thông tin/dịch vụ miễn phí đang phải tiến hành thu tiền dịch vụ, số còn💙 duy trì mô hình miễn phí đã giảm đi đáng kể.
Ông Stacey Quandt, nhà phân tích của Giga Information Group, nh🐠ận định: “Xu hướng mới hiện nay là phát triển một sản phẩm mã nguồn đóng trên nền một sản phẩm mã nguồn mở. Bản thân dịch vụ khó có thể đưa các công ty đến lợi nhuận". Còn ông Holger Dyroff, Giám đốc marketing của nhà sản xuất Linux SuSE, cho biết: "Chúng tôi làm sao có thể xác định mô hình kinh doanh nếu ai cũng có thể sao chép miễn phí sản phẩm của mình? Hiện nay vấn đề lớn nhất là làm sao để kiếm ra tiền. Hai năm trước đây, tất cả mọi người đều chẳng nghĩ gì đến lợi nhuận cả".
Cuộc cách mạng bắt đầu từ Linux
Xu hướng mã nguồn mở trong hệ điều hành Linux cho phép tất cả mọi người cùng cộng tác lập trình. Trong trường hợp Linux, những đối tượng tham gia không chỉ gồm vài công ty phân phối mà còn có cả những tập đoàn lớn như IBꦇM và Intel, cũng như những người tình nguyện trên khắp thế giới. Với nhiều lꦆập trình viên tham gia dự án như vậy, phần mềm sẽ phát triển nhanh hơn những hệ thống đóng kín như của Microsoft.
Linux bùng nổ vào năm 1999 với sự ra mắt của Red Hat và VA Linux Systems và các máy chủ Linux từ IBM, Dell Computer, Hewlett-Packard và Compaq Computer. Ngay sau đó, các nhà đầu tư bắt đầu xây dựng những công ty 𓂃hoạt động trong các dự án mã nguồn mở như dự án ứng dụng thương mại điện tử, cơ sở dữ liệu, Java, nhắn tin trực tuyến, e-mail, ngôn ngữ và công cụ lập trình. Các công ty Linux như Lineo, Turbolinux, LynuxWorks và Linuxcare đua nhau lao ra thị trư💧ờng chứng khoán.
Apple, HP, Sun Microsystems, ꦉSGI và IBM đều cố đưa ra những phần mềm mã nguồn mở cho có vẻ hợp thời đại, nhưng cuối cùng họ đều không nhận được gì cả.
Thoái trào và suy yếu
Cuộc cách mạng nói trên đã dần suy yếu, vì sự nhiệt tình với Internet đang giảm đi, và suy thoái kinh tế buộc🃏 các khách hàng phải hạn chế chi tiêu.
Hãng Ars Digita đã phải thay đổi hướng đi🍌 hồi tháng 4, bắt đầu bán phần mềm thương mại điện tử từng được cho không dưới dạng mã nguồn mở của họ. VA Linux Systems cũng đã rời bỏ ngành kinh doanh máy chủ để tập trung phát triển site cộng tác lập trình SourceForge. Công ty này thậm chí còn quyết định bỏ chữ Linux trên nhãn hiệu của mình, thành VA Systems.
Công ty Great Bridge từng hy vọng bán dịch vụ cho chương trình cơ sở dữ liệu mã nguồn mở PostgreSQL. Nhưng cuối cùng họ cũng đã phải đổi hướng kinh doanh. “Chúng tôi không thể tìm được những khách hàng đủ mạnh về tài chính để t💮rả tiền cho dịch vụ hỗ trợ", nhà sáng lập của Great Bridge, ông Frank Batten, nói.
Minh Nghĩa (theo ZDNet)