Tiến sĩ Lim Boon Leng, bác sĩ tâm lý tại Singapore, cho biết hoảng loạn khác với lo lắng. Đây là một thuật ngữ y khoa về tâm thꦿần, có định nghĩa cụ thể. Nó đi kèm với một số triệu chứng thể chất cũng như khía cạnh nhận thức tiêu cực.
Cơn hoảng loạn không có tác nhân bên ngoài. Những người trảꦉi qua cơn hoảng loạn có xu hướng cảnh giác cao với các thay đổi thể chất, chẳng hạn nhịp tim hoặc nhịp thở. Họ tự nhận thấy nhịp tim tăng lên, não bộ gửi cho họ tín hiệu "bạn đang trong tình huống nguy hiểm".
Debra Low thường xuyên hoảng loạn từ khi còn là thanh niên, với các triệu chứng như tim đập nhan♏h, lồng ngực thắt lại, đầu óc quay cuồn𝄹g hoặc trở nên trống rỗng. Cô cảm thấy khó thở và cần phải rời khỏi căn phòng. Khi ấy, cô không biết các biểu hiện dữ dội này là gì.
"Tôi cảm thấy như mình sắp mất trí. Tôi kìm nén cảm xúc quá mức, gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc, không thể thở,꧂ cảm giác tính mạng đang gặp nguy hiểm", cô nói.
Năm 2016, Low hiểu được nguyên nhân những cơn hoảng lꦫoạn của mình. Cô gặp một chuyên gia tâm lý và được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm, lo lắng và rối loạn cảm xúc. Những cơn hoảng loạn được kích hoạt do sự căng th𓃲ẳng tột độ trong công việc và sự cố gây sang chấn cô đã trải qua trong đời.
Bác sĩ khuyên Low bình tĩnh và tìm một công việc phù hợp với lối sống. Bác sĩ cũng kê thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), một loại thuốc chống trầm cảm làm tăng mức độ serotonin - chất hó👍a học ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng, cảm xúc và giấc ngủ. Đến nay, trạng thái tinh thần của Low đã ổn định.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2019 có khoảng 301 triệu người sống chung với chứng rối loạn lo âu. Nhiều loại rối loạn lo âu, trong đó có rối loạn hoảng sợ, đặc trưng bởi các cơn hoảng loạn. Tình trạng này có thể ảnh hưởng🐎 đến bất kỳ ai, bất kể tuổi tác, giới tính và xuất thân. Các yếu tố như tiền sử gia đình, quá khứ bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục, các sự kiện đau thương có thể làm tăng tính nhạy cảm.
Phụ nữ dễ bị rối loạn lo âu và lên cơn hoảng loạn hơn. Người bệnh thường đột n🦩gột sợ hãi, có cảm giác khó chịu, đạt đỉnh điểm trong vài phút. Các triệu chứng có thể bao gồm tim đập nhanh, khó thở, tức ngực, run rẩy, chóng mặt, cảm giác sắp chết và mất kiểm soát. Nhiều người nghĩ rằng họ đang bị đau tim hoặc sắp ngất xỉu.
Theo Justin Loo, giám đốc Resilience Collective (RC), một tổ chức từ thiện về sức khỏe tâm thần có trụ sở tại Singapore, cơn hoảng loạn không phải dấu hꩲiệu của sự yếu đuối về cảm xúc hay tinh thần. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn cần giải quyết các nhu cầu về sức khỏe tâm lý, chăm sóc bản thân tốt hơn hoặc yêu cầu sự hỗ trợ từ xung quanh.
Sau quá trình trị liệu, Debra Low hiểu được các yếu tố kích hoạt phản xạ hoảng loạn và quản lý tốt hơn triệဣu chứng này. Cô kiểm soát cảm xúc bằng cách tập trung vào hơi thở, thực hành chánh niệm, tự hỏi những câu như "Tại s💮ao tôi phản ứng như vậy?" hoặc "Tình huống này có đáng để trở nên căng thẳng không?".
Thục Linh (Theo SCMP)