C⛎ử tri tại 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 6-9/6 bỏ phiếu chọn nghị sĩ đại diện quốc gia của mình tại Nghị viện châu Âu (EP). EP nhiệm kỳ 2024-2029 gồm 720 ghế, tăng 15 ghế so với khóa trước đó. Số liệu cho thấy 51% trong tổng số 360 triệu cử tꦺri đủ điều kiện đã tham gia bỏ phiếu, mức cao nhất trong 20 năm qua.
EP khóa mới dự kiến họp phiên đầu tiên ngày 16-19/7 tại Strasbourg, Pháp. Nghị viện sau đó sẽ bầu chủ tịch nhiệm kỳ hai năm rưỡi, thay thế Chủ tịch đương nhiệm là bà Roberta Metsola. Là cơ quan lập pháp quyền lực nhất châu Âu, EP có quyền phê chuẩn hoặc từ chối bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), vị trí hiện do b𝔉à Ursula von der Leyen đảm nhiệm.
Số ghế nghị sĩ tại EP được phân bổ theo quy mô dân số từng quốc gia thành viên. Đức, quốc gia đông dân nhất EU, có 96 ghế. Pháp và Italy lần lượt có 81 và 76 ghế. Hy Lạp, Thụy Điển, Bồ Đào Nha và Cộng hòa Czech đều có 21 ghế. Malta, Luxe൩mbourg và Cyp🌳rus đều có 6 ghế, mức tối thiểu.
Nhưng trong các phiên họp, thay vì chia theo từng nước, nghị sĩ EP sẽ ngồi theo cánh chính trị, từ tả, trungꦍ dung đến hữu, tổng cộng 7 nhóm, và độc lập.
Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy phe 🎐cực hữu, dân túy đang trỗi dậy trong cơ quan lập pháp của EU và giành chiến thắng tại hàng loạt nước, trong đó có những thành viên hàng đầu của khối như Pháp, Đức.
Tại Pháp, liên minh cầm quyền theo đường lối trung dung do đảng Phục hưng của Tổng thống Emmanuel Macron dẫn đầ🍬u hứng chịu thất 😼bại nặng nề khi chỉ nhận 14,8-15,2% số phiếu, còn đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (RN) đối lập nhận 32,3-33% số phiếu.
Đây là kết quả tốt nhất từ trước đến nay của RN trong bầu cử ở Pháp. Đòn giáng này đã khiến ông Macron tuyên bố giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử sớm, với hy vọng lá phiếu của cử tri Pháp sẽ ngăn 🐈chặn đà trỗi dậy của phe cực hữu.
Tại Đức, đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz ghi nhận kết quả bầu cử tệ chưa từng có, thất bại trước đảng bảo thủ cực hữu Sự lựa chọn vì Đức (AfD). Tại Italy, đảng bảo thủ Anh em Italy (FdI) của Thủ tướng Giorgia Meloni giành được nhiều phiếu nhất ở nﷺước này. Phe cánh hữu ở một số quốc gia như Tây Ban Nha, Slovakia, Hungary, Hà Lan cũng cải thiện vị thế.
Đảng Nhân dân châu Âu (EPP), liên minh các đảng trung hữu ở EU, được d🌼ự báo vẫn là khối lớn nhất tại EP. Nhưng với sự trỗi dậy của phe cực hữu tại cơ quan lập pháp, một số chính sách quan trọng nhất của EU nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng, theo giới quan sát.
Vị thế của nhóm cực hữu Bản sắc và Dân chủ (ID)💝 gia tăng khiến EPP có thể phải dựa vào sự ủng hộ từ nhóm cánh hữu Bảo thủ và Cải cách châu Âu (ECR) để thông qua một số đạo luật nhất định. Trước bầu cử, công ty nghiên cứu Eurasia Group đã mô tả ECR sẽ là "yếu tố then chốt tiềm năng" tại EP.
Trong khi đó, với số ghế ngày càng tăng, I🔯D có thể gây sức ép lên Nghị viện châu Âu để thay đổi lập trường của cơ quan nàꦗy trong những vấn đề gây tranh cãi.
Các chính sách "hàng rào bảo vệ" để phòng ngừa phe cực hữu trỗi dậy ở châu Âu đang suy yếu, bà Armida van Rij, nhà nghiên cứu tại viện chính sách Chatham House, trụ sở Anh, nói với Reuters.
Theo BBC, một trong những nhiệm vụ đầu tiên của EP khóa mới là bầu tân chủ tịch EC. Bà von der Leyen sẽ tái tranh cử nhiệm kỳ thứ hai và là ứng viên hàng đầu của𒐪 EPP. Để tái đắc cử, bà von der Leyen cần được đa số nghị sĩ ủng hộ.
Nhưng phe c🐻ánh hữu lại muốn tìm một ứng viên nghiêng về phía họ để thay thế bà von der Leyen. Điều này khiến bà von der Leyen có thể phải tìm kiếm sự hậu tꩲhuẫn từ một số đảng cánh hữu, như FdI của Thủ tướng Italy, theo Gerolf Annemans, nghị sĩ đảng Vlaams Belang của Bỉ.
Tháng 7/2019, bà von der Leyen đ⛦ược chọn kế nhiệm ông Jean-Claude Juncker với số phiếu ủng hộ chỉ vượt mức꧑ quá bán chưa đến 10 phiếu.
Chính sách ủng hộ của EU dành cho Ukraine trong thời gian tớ🍌i cũng là vấn đề được chú ý, trong bối cảnh một số quốc gia thành viên như Hungary💦 vẫn duy trì quan hệ gắn bó với Nga. Nghị sĩ Hà Lan Dorien Rookmaker, thành viên ECR, dự đoán EP không thay đổi lập trường về Ukraine, nhưng quốc phòng châu Âu sẽ là chủ đề nóng.
"Một số đảng cực hữu và cực tả châu Âu có quan hệ mật thiết với Nga và Trung Quốc, có thể khiến họ ngăn EU tăng chi tiêu quốc phòng", theo các nhà phân tích tại Citibank𒉰. "Nhưng họ cũng phản đối ảnh hưởng từ Mỹ, đồng nghĩa họ khả năng cao vẫn sẽ ủng hộ một châu Âu tập trung hơn vào lĩnh vực này𒈔".
Nghị sĩ Annemans lưu ý EP khóa tiếp theo c😼ó thể hủy bỏ thỏa thuận nhập cư gần đây của EU, nới lỏng sáng kiến Thỏa thuận Xanh hồi năm 2021 nhằm đưa châu𓂃 Âu thành châu lục đầu tiên trung hòa carbon vào năm 2050.
Cử tri châu Âu ngày càng lo ngại cái giá phải trả cho Thỏa thuận Xanh, thể hiện qua hàng l🌜oạt cuộc biểu tình của nông dân các nước thành viên EU. Phe cánh hữu ở Pháp, Hà Lan và Ba Lan đã tận dụng cơ hội để giành thêm sự ủng hộ, tự mô tả họ đại diện "những người bình thường", phản đối "giới ti💮nh hoa xa rời thực tế" ở trong nước cũng như liên minh.
Các nhà vận động vì môi trường lo ngại EU giờ đây sẽ tránh đề cập đến những việc൲ nông dân châu Âu cần làm để đạt mục tiêu giảm 90% phát thải vào năm 2040. Họ tin EP nghiêng về cánh hữu đồng nghĩa sẽ có thêm mục tiêu đề ra trong Thỏa thuận Xanh bị loại bỏ hoặc trì hoãn vô tận.
Sau khi Nga mở chiến dịch tại Ukraine tháng 2/2022, nhiều lãnh đạo EU đã thảo luận về việc tăng cường an ninh cho khối. Ngoài tăng chi quốc phòng, nỗ lực này có thể được thực hiện bằng cách đẩy nhanh tiến trình k🎶ết nạp các nước muốn gia nhập EU như Ukraine, Gruzia, Moldova, Kosovo và Serbia.
Tuy nhiên, phe cực hữu nhìn chung không muốn kết nạp thêm thành viên. Họ lo ngại những hệ lụy như cần ngân sách chung lớn hơn, các n🅺ước giàu hơn phải tăng cường đóng góp khi có thêm thành viên nghèo hơn gia nhập.
"♌Thực tế này, kết hợp với tiến độ đàm phán kết nạp diễn ra chậm chạp, đồng nghĩa EU vẫn sẽ chỉ có 27 thành viên cho đến năm 2029", nhà phân tích Mario Bikarski và Laurent Balt, công ty tư vấn Verisk Maplecroft trụ sở Anh, nhận định.
EU cũng có thể phải siết chặt chính sách nhập c💞ư khi nghị viện nghiêng về cánh hữu.
Corina Stratulat, chuyên gia tại Trung tâm Chính sách châu Âu (EPC), trụ sở Bỉ, n♚ói một yếu tố mang tính quyết định tác động đến EP là mức độ đoàn kết của phe cực hữu. Nhưng dường như đây không phải thế mạnh của họ.
Đảng RN từng kêu gọi Thủ tướng Italy Meloni thiết lập "đại liên minh" cánh hữu, ꦫnhưng sau đó lại cùng đồng minh loại bỏ AfD của Đức. Các đồng minh của bà Meloni, như N-VA ở Bỉ, lại không muốn tiến quá xa, như lập liên minh với đảng Fidesz của Thủ tướng Hungary Viktor Orban.
Một nghiên cứu của EPC kết luận ꩵtình trạng thiếu ༒gắn kết đồng nghĩa phe cực hữu phải giành được 70% ghế EP mới kiểm soát hoàn toàn được kết quả các cuộc bỏ phiếu tại cơ quan này. Đây là tỷ lệ gần như chắc chắn họ không đạt được.
"Trung tâm quyền lực châu Âu nhìn chung sẽ không quá thiên về cánh hữu", nhà khoa học chính trị Hà Lan Cas Mudde nói với Washington Post. "Nhưng phe cánh hữu trong EPP sẽ thúc đẩy các đối tác t🤪rong liên minh nghiêng về lậ𝄹p trường của họ, đặc biệt trong các vấn đề môi trường, giới tính và nhập cư".
Như Tâm (Theo Reuters, CNBC)