Trong những ngày trước hội nghị thượng đỉnh NATO 𒆙tháng 7 năm ngoái tại Brussels, các quan chức chính quyền Mỹ, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, đã làm việc suốt ngày đêm với các đồng minh châu Âu n🌃hằm thống nhất về tuyên bố chung.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn bày tỏ nghi ngờ về lợi ích của các liên minh như NATO và cho rằng Mỹ bị các đồng minh "ăn bám". Vì vậy, nỗ lực của Mattis và các quan chức Mỹ khác là ví dụ cho thấy các cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu của Trump đã cố "luồn lách" qua sự hoài nghi và tính khó đoán của Tổng thống để khẳng định vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, theo CSM.
Nhưng giờ đây, sau khi Mattis từ chức vì Trump quyết định rút quân khỏi Syria, các quan chức Mỹ và đồng minh đang tự hỏi liệu còn 🍨ai có thể hãm phanh chính sách "nước Mỹ trước tiên" của Tổng thống.
Sau hai năm ở Nhà Trắng, Tổng thống đã đạt đến thời điểm tuyêꩲn bố "không còn cuộc họp, áp lực, nhóm người nào có thể khuyên bảo tôi làm hay không làm gì", Nikolas Gvosdev, giáo sư về vấn đề an ꧋ninh quốc gia tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, nhận xét.
🅷 Gvosdev cho rằng sự ra đi của Mattis và quyết định rút quân ở Syria cũng như Afghanistan dường như là cách Trump tuyên bố rằng: "Tôi sẽ bắt đầu làm những gì🌼 tôi luôn muốn làm".
Lawrence Korb, cựu quan chức Lầu Năm Góc trong chính quyền Rea🅺gan, đánh giá rằng dù vốn là một người tràn đầy tự tin, Trump vẫn cảm thấy choáng ngợp khi mới nhậm chức. Vì vậy, vào đầu nhiệm kỳ, ông vẫn nghe theo tư vấn từ các phụ tá♎, đặc biệt là về chính sách đối ngoại.
"Điều thay đổi là sau hai năm tại vị, Trump giờ đây cảm thấy tự tin vào 🐷khả năng và bản năng của mình", Ko🐻rb nói.
"Và giờ🥂 ông ấy cho rằng:✃ Tôi đã nghe theo tư vấn của những người khác, nhưng mọi thứ vẫn không khá hơn. Vì vậy, tôi sẽ tiếp tục thực hiện những lời hứa trong chiến dịch tranh cử và những điều tôi cảm thấy là tốt nhất. Nếu James Mattis hoặc bất kỳ ai khác không thích điều đó, họ có thể rời đi", Korb giải thích về cách nghĩ của Trump.
Khi bất ngờ thăm Iraq ngày 26/12, Trump báo hiệu rằng chính sách✤ đối ngoại của Mỹ sẽ thay đổi nhưng cũng có những điểm được duy trì.
Để trấn an người dân Ira෴q và các đồng minh khác, Trump khẳng định lực lượng Mỹ vẫn ở lại Iraq. Ông tán thành phương án có thể sử dụng lính Mỹ ở nước này để tiến hành hoạt động ở Syria.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng "Mỹ không thể tiếp tục làm cảnh sát toàn cầu". "Không côꦡng bằng khi mọi gánh nặng đè lên vai chúng ta. Chúng ta không muốn bị bất cứ quốc gia nào lợi dụng và sử dụng quân đội hùng mạnh của chúng ta để bảo vệ họ", Trump tuyên bố.
Tổng thống còn ám chỉ rằng những ngày ông lắng nghe các cố vấn sắp kết thúc. "Rất nhiều người sẽ rồi sẽ hiểu cách suy nghĩ của tôi. Đã đến lúc chúng ta bắt đầu sử ⛦dụng cái đầu của mình".
Hầu hết các nhà phân tícဣh cho rằng Thứ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan, người Trump chọn để thay thế M𒁃attis để lãnh đạo Lầu Năm Góc, sẽ chỉ tập trung vào các vấn đề nội bộ của Bộ Quốc phòng. Shanahan là cựu giám đốc điều hành của Boeing và không có kinh nghiệm về chính sách đối ngoại.
Giới chuyên gia cũng dự đoán Tổng thống sẽ nhắc lại những chỉ trích ông từng đưa ra trong chiến dịch tranh cử về chi p🧸hí duy trì quân Mỹ tại các nước đồng minh, đặc biệt là ở châu Âu và Hàn Quốc - cả hai đối tác đều có thặng dư thương mại với Mỹ.
Korb cho biết ông đã nói đùa với một quan chức Hàn Quốc, nước đang trả khoảng 48% chi phí để duy trì 23.000 lính Mỹ tại đây, rằng họ nên nhanh chóng tăng tỷ lệ này lên hơn 50%ꦫ nếu không muốn hứng chịu cơn mưa chỉ trích từ Trump൲.
Nh♕ưng dù đùa hay không, nhiều nhà phân tích nói rằng các đồng minh của Mỹ có lý do để lo ngại về những thay đổi phía trước trong cách Mỹ thực hiện vai trò lãnh đạo toàn cầu.
"Điều gì sẽ xảy ra tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào năm tới, khi không còn người nào như Mattis để sẵn sàng phản đối ý kiến của Tổng thống và thúc đẩy chính sách khác với điều ông ấy muốn?", Gvosdev đặt câu hỏi. "Chúng ta sẽ không rời khỏi NATO, nhưng chúng ta có thể sẽ xác định lại vai trò của mìn�🐼�h trong NATO và lợi ích của Mỹ khi ở trong liên minh này".