Những người mua sữa tại Australia rồi bán lại về Trung Quốc cho biết các khách hàng của họ được chào mời bán lại những hộp s🐲ữa rỗng Bellamy’s và A2 sau khi sử dụng. Mục đích của người mua là đổ sữa khác vào đây để bán lại.
Ben Sun - chuyên gia marketing số tại Think China cho biết việc tái sử dụng các vỏ hộp này khá phổ biến tại Trung Quốc. "Tại Australia, khi☂ mua những sản phẩm như sữa trẻ em, chúng tôi mặc định mình mua được hàng thật. Nhưng ở Trung Quốc thì không. Họ lấy hộp rỗng, đổ sữa khác vào, và bán chúng với giá rẻ hơn như thể là hàng thật vậy", ông nói.
Jennifer James - Giảng viên Đại học RMIT cho b🧜iết hoạt động này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu các b🎀ậc cha mẹ mua phải sản phẩm kém chất lượng cho con cái, rủi ro sức khỏe là rất lớn.
"Rõ ràng nhất là rủi ro về bảo quản. Kể cả các hộp thiếc được dán kín cũng chưa chắc đã vô trùng. Thế nên khi đã được mở ra, rồi đổ sữa khác vào, hộp sữa càng có nguy cơ nhiễm khuẩn. Điều này đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Còn một rủi ro khác là ch🃏ất bột trắng mà họ đổ vào đó thực chất là gì", Jame✨s cho biết.
Tin tức này đã gây sốc cho nhiều hãng s🐭ữa Australia. Người phát ngôn của A2 cho biết họ tin tưởng giới chức Trung Quốc sẽ điều tra rõ ràng chuyện bán sản phẩm giả.
Sun tiết lộ rất nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc cũng ý thức được nạn hàng giả tro🍎ng nước. Họ kh💞ông tin tưởng các hãng bán lẻ và chuẩn mực vệ sinh an toàn thực phẩm tại đây. Đó là lý do họ chuộng hàng xách tay từ Australia.
Người bán khi chuyển hàng sẽ phải gửi kèm hóa đơn từ các hãng bán lẻ nổi tiếng để chứng minh nguồn gốc sản 🍨phẩm. Trên một diễn đàn, một người bán cho biết còn phải ký lên từng hộp sữa trước khi gửi đi, sau khi khách hàng báo họ được chào mời bán l🍸ại hộp rỗng.
"Tôi làm thế với tất cả sữ꧃a gửi sang Trung Quốc. Chắc tôi còn ký tên nhiều hơn người nổi tiếng nữa ấy chứ", người này cho biết.
Hà Thu (theo news.com.au)