Submergence - chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của J. M. Ledgard - là phim mới nhất của Wim Wenders - đại diện tiêu biểu cho🏅 trào lưu điện ảnh Đức Mới (New German Cinema, bắt nguồn từ thập niên 1﷽960 khi một số nhà làm phim Đức từ chối phim thương mại để làm những tác phẩm kinh phí thấp, đậm phong cách cá nhân).
Phim mào đầu với hai câu chuyện cách xa nhau về địa lý. James Moor🎉e (James McAvoy đóng) là một điệp viên đang bị nhóm khủng bố Hồi giáo ở châu Phi giam giữ và tra khảo. Còn Danielle Flinders (Alicia Vikander đóng) là một khoa học gia chuẩn bị lặn xuống đáy biển g🧸ần Iceland để nghiên cứu. Họ cùng nhớ về kỳ nghỉ năm trước khi có cuộc tình mặn nồng chớp nhoáng ở Pháp.
* Trailer phim
Wim Wenders nổi tiếng với kiểu phim hành trình khi nhân vật di chuyển có phần vô định, đích đến khô♑ng quan trọng bằng chuyến đi (như trong Alice in the Cities, The Wrong Move và Kings of the Road). Đạo diễn thường cho nhân vật trăn trở, đi tìm danh t🙈ính hoặc sự kết nối với người khác. Ông chú trọng vào sự quan sát chứ không phải kịch tính, giữ nhịp phim chậm, xây dựng kịch bản có cấu trúc sườn nhưng ít gắn kết về tình tiết. Submergence không phải một ꦏphim hành trình truyền thống, nhưng khán giả có thể cảm thấy "chuyế🌞n đi" về nội tâm của các nhân vật.
Qua các đoạn hồi tưởng (chủ yếu ở nửa đầu phim), khán giả được thấy chuyện James và Danielle gặp gỡ rồi phải lòng nhau. Bên cạnh sự lãng mạn, Wim Wenders lồng vào nhiều triết lý thông qua các mẩu đối thoại. Tiêu biểu nhất, ở cảnh hai nhân vật ăn sáng, Danielle dành nhiều phút để giải thích cho James về năm tầng đại dương theo cả ý nghĩa khoa học và biểu tượng. Dù khi bộ đôi đi chơi tr🧸ên biển hay ở cạnh nhau trong phòng, các trích đoạn luôn phủ đầy các suy ngẫm về xã hội, cuộc sống, sự cô đơn... Lối thể hiện này tương đối thách thức về nhịp độ và không dễ cảm với những khán giả muốn thưởng thức một câu chuyện lãng mạn thông t✱hường.
Ở 💟cảnh làm tình, đạo diễn đảo ngược trật tự thông thường khi để Danielle thực hiện nhiều động tác chủ động vốn thường dành cho nam giới, còn James dè dặt và nhập cuộc chậm hơn. Điều này phù hợp với diễn biến trước đó khi chàng trai mang nhiều nỗi lo (sợ bị bắt, suy nghĩ về đạo đức), còn cô gái nhìn chung tự tin với cuộc sống của🎐 mình. Phải đến một cảnh sau khi quan hệ, đạo diễn mới trả lại thế chủ động cho chàng trai.
Wim Wenders cho gam màu xanh dương chiếm ưu thế và khai thác vẻ đẹp của cảnh biển trong nhiều trích đoạn. Ở nửa sau, tác phẩm gần như tách ra thành hai câu chuyện song song, chỉ được kết nối bởi vài cảnh quay giàu chất thơ. Đạo diễn Đức sử dụng lối cắt dựng đan xen để làm nổi rõ sự liên kết về tinh thần của hai nhân vật. Tựa phim - Submergence (Bị nhấn chìm) - lúc này được cảm nhận rõ nhất. Hai nhân vật bị nhấn chìm trong tình yêu, dòng tự sự và cả không g🐲ian ngoài đời thực của họ (Danielle ở trong tàu ngầm dưới đáy biển, còn James bị giam).
Tuyến của James dễ hiểu và lôi cuốn hơn, nhất là từ khi anh thiết lập giao tiếp với những 𒅌kẻ giam giữ mình. Các vấn đề như sự hung bạo, đức tin và động cơ của bọn khủng bố được trình bày rõ ràng và đa chiều. James căm ghét hành vi khủng bố, nhưng tôn trọng đức tin của các chiến binh Hồi giáo - tạo ra trạng thái tâm lý phức tạp hơn các hình mẫu điệp viên trong phim hành động. Tinh th𝄹ần của James vừa bị thử thách trước bọn khủng bố, vừa quặn đau bởi người yêu xa cách. James McAvoy có ngoại hình và thần thái phù hợp với mẫu người hùng can đảm nhưng nhiều suy tư.
Ngược lại, kịch bản có vẻ thiếu ý tưởng cho tuyến của Danielle với việc lặp lại nhiều lần cảnh cô cố liên lạc với James nhưng bất thành. Sự nhớ nhung của nhân vật được khắc họa thái quá, không phù hợp với hình tượng khoa học gia đang sắp có phát hiện vĩ đại trong lịch sử nhân loại. Diễn xuất của Alicia Vikander - chủ nhân giải Oscar với vai diễn trong The Danish Girl - nhìn chung lãng phí bởi cá𝔍ch kể chuyện đơn điệu. Độ chênh của hai câu chuyện khiến phim về cuối mất cân bằng. Ở hồi kết, nỗ lực của Wenders và biên kịch Erin Dignam nhằm tạo tình huống giải quyết vấn đề có phần vội vã.
Phim khởi chiếu ở Việt Nam từ ngày 23/3 với tên Giữa những đại dương.
Ân Nguyễn