Thu nhập của vợ chồng Hương khoảng 40 triệu mỗi tháng nhưng con gꦑái luôn mặc quần áo đắt tiền, theo học đủ các môn năng khiếu, thậm chí cả cưỡi ngựa.
Nh🤡à gần trường công, nhưng vợ chồng Hương đầu tư cho con học trường tư thục, thêm các môn ngoại khóa nên chi phí hàng tháng chiếm gần nửa thu nhập của gia đình. Gần đây, bà mẹ một con bỏ công việc gắn bó cả chục năm ra ngoài làm tự do để có thời gian "chuyên tâm hơn bên con".
Chưa hết, Hương từ chối mọi buổi 🔜cà phê, tụ tập bạn bè vào cuối tuần để đưa con đến các lớp học thêm, năng khiếu. Ít giao tiếp, thời gian dành cho con quá nhiều nên cô không đặt nặng hình thức bên ngoài. "Làm mẹ được hy sinh bản thân cho con mới là hạnh phúc", người phụ nữ 40 tuổi ở TP HCM nói.
Sau kết hôn, Minh Hoa, sống tại quận Cầu Giấy, Hà 🍨Nội từ bỏ cơ hội học cao hơn vì con trai. Người mẹ 37 tuổi hy vọng con sẽ thành đạt hơn người nên coi việc học của cậu bé là ưu tiên hàng đầu.
Nhà có điều kiện kinh tế nên từ khi mang thai, Hoa nghỉ làm, dành trọn thời gian ch⭕o gia đình và nuôi dạy con. Nhiệm vụ mỗi ngày của Hoa ngoài cơm nước, nhà cửa còn đưa đón con đi học ở trường và các lớp học thêm khác nhau. Lớp này nối tiếp lớp kia, có những hôm cậu bé phải làm bài tập trên xe cho kịp giờ. Con học mệt, mẹ cũng vất vả khi phải nhiều 𒉰vòng đón đưa, bất kể mưa nắng.
Hoa tự nhận bản thân là "người mẹ biết hy sinh" và yêu cầu con trai phải đạt được thành tích xuất sắc. "Nếu không vì con bây giờ c♋ó lẽ đã là tiến sĩ. Con không chăm chỉ học hành là có lỗi lớn với mẹ", cô nhắn nhủ cậu con trai đang học lớp 5.
Thanh Phương và Minh Hoa là hình mẫu của kiểu phụ nữ coi việc làm mẹ như nhiệm vụ quan trọng và duy nhất t🃏rong cuộc đời và gọi đó là hy sinh vì con. Theo chuyên gia tâm lý, nhà văn Hoàng Anh Tú, nguyên nhân của tư tưởng này bắt ngu🧸ồn từ ám ảnh định kiến giới với việc phụ nữ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về con cái.
Kết quả điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê cho thấy, 52% phụ nữ đồng ý rằng người chồng được ⛎quyền đánh v💦ợ với lý do không chăm sóc con cái. Bởi vậy, theo ông Tú, nhiều phụ nữ hy sinh tất cả cho con cũng là điều dễ hiểu.
"Từ định kiến này, con cái 🌃với nhiều người mẹ giống như một tấm huy chương. Họ bỏ bê bản thân như cách để đoạt tấm huy chương ấy", ông Tú nói.
Hậu quả là nhiều người rơi vào trạng thái căng thẳng, kiệt sức. Theo khảo sát về tình trạng làm mẹ năm 2021 của website Motherly, 93% các bà mẹ ít nhất một lần thấy kiệt sức vì áp lựꦡc chăm sóc con, 16% nói luôn cảm thấy như vậy. Một nghiên cứu năm 2012 từ của ĐH Mary Washington, Mỹ tin rằng phụ nữ ủng hộ "làm mẹ chuyên sâu" - tức lấy trẻ làm trung tâm - nhiều khả năng bị trầm cảm, ít hài lòng cuộc sống.
Thế nhưng, hy si🐻nh của người mẹ trong một số trường hợ🌺p mang đến áp lực tâm lý rất lớn cho con cái.
Hoàng Nam, 12 tuổi, con của Minh Hoa gần đây gửi cho bác gái tin nhắn: "Bác có tꦜhể tìm giúp mẹ cháu một công việc. Cháu không muốn mẹ suốt ngày nói rằng mẹ đã vất vả thế nào. Điều đó khiến cháu mệt mỏi".
Càng lớn Nam càng xa lánh, tranh cãi của hai mẹ con ngày càng nhiều.𝕴 Người mẹ cho rằng cô bị con trai ghẻ lạnh vì không thấu hiểu được hết nỗi khổ, và sự "cho đi" của mình không được đền đáp. "Mẹ chỉ vì lợi ích của con"; "Mẹ phải đánh đổi cả sự nghiệp để nuôi lớn con, nên con phải ngoan ngoãn"... Hoa thường lấy lý do đó chì chiết mỗi khi con trai không nghe lời hoặc làm trái ý mình.
Hà Chi, sống ở thành phố Bắc Ninh cũng coi sự hy sinh mà mẹ thường nhắc tới là một g♈ánh nặng. Tất cả những gì cô làm đều phải được sự đồng ý của mẹ. Người mẹ thường kể đã làm việc vất vả để cho con mọi thứ tốt nhất có thể. Thậm chí mẹ còn nhẫn nhịn ở lại trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc, kỳ vọng con lớn lên biết ơn vì đã giữ một gia đình trọn vẹn.
"🧜Sự biết ơn đó giống như một loại xiềng xích, một gánh nặng vô hình mẹ đặt vào người tôi", cô gái 23 ☂tuổi, vừa tốt nghiệp đại học nói.
Hà Chi cho rằng, "người mẹ hy sinh" là cách nghĩ sai lầm, không nên coi con cái là kẻ mang nợ bởi vốn dĩ người trong nhà là quan hệ bình đẳng. Nhưng vì cho và nhận trở thành quan hệ không bình đẳng nên ဣtâm lý của cả hai bên sẽ mất cân bằng.
Ông Hoàng Anh Tú đồng tình với quan điểm trên. Ông cho hay không có người mẹ nào thật sự hạnh phúc khi hy sinh tất cả vì con. Thứ mà họ nghĩ là hạnh phúc chỉ là tự tưởng tượng và dán nhãn. Conও cái sẽ chẳng thể vui vẻ nếu như mẹ vất vả hy sinh vì chúng, thậm chí còn coi đó là áp lực.
"Nhưng nhiều người không hiểu, vẫn áp đặt tư tưởng đó trong cuộc sống. Cho đến khi xung đột với con cái xảy ra, họ lại cà🧔ng vật vã hơn", ông Tú nói.
Nhiều năm nghiên cứu về phụ nữ, bà Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội cho hay, nhữ𝕴ng đứa trẻ có mẹ hy sinh quá mức sẽ khó hạnh phúc. Một là chúng sẽ ỷ lại hoàn toàn vào mẹ, coi việc hy sinh đó như một lẽ tất nhiên. Nếu biết nghĩ hơn, chúng lại coi đó là một thứ áp lực gắn liền với sự kỳ vọng mà mẹ dành cho mình.
"Mẹ hy sinh càng nhiều, sẽ càng ít thời gian cho bản thân. Đó là cܫách đánh mất cuộc đời nhanh nhất", bà An nói và khẳng định một người mẹ hạnh phúc mới nuôi dưỡngꦿ được những đứa trẻ hạnh phúc.
"Để đạt được điều này, người phụ nữ phải biết sống cho bản thân mình, bởi kh🐲ông ai sinh ra để sống cho ai", chuyên gia gợi ý. Theo bà, từ những việc nhỏ như để trẻ chơi một mình mẹ ngồi uống ly trà hay tập thể dục. Thay vì cuối tuần vùi đầu vào bếp thì nên vui vẻ bằng lòng với những món ăn nhẹ mua từ hàng quán, thời gian còn lại nghỉ ngơi, thư giãn.
Bà An cũng khẳng đ𒀰ịnh dành nhiều thời gian hơn làm những điều bản thân thích chắc chắn không làm sao nhãng việc chăm sóc và🍷 giáo dục con cái. Một khi phụ nữ cải thiện được tâm trạng, họ không chỉ có được hạnh phúc, mà còn định hướng giáo dục con cái tốt hơn.
Không phủ nhận việc làm mẹ là dành trọn tâm huyết, cuộc đời mình cho con, nhưng theo ông Hoàng Anh Tú, đừng nên coi việc đó là hy sinh hay nhiệm vụ làm mẹ mà là điều tự nhiên. Theo ông, làm mẹ là choౠ đi yêu thương không kèm điều kiện, là dành cho con những điều tốt đẹp nhất nhưng cũng không quên bản thân người mẹ phải tốt đẹp trước.
"Người mẹ chẳng thể cho con thứ mà họ kꦉhông có, ví dụ như niềm vui hay hạnh phúc tự thân꧙", ông Tú nói.
Hải Hiền