Theo Tiểu ban Điều trị, Bộ Y tế, đến chiều 9/6, hơn 6.000 ca Covid-19 đang điều trị là con số bệnh nhân lớn nhất từ trước đến nay, trong đó hơn một nửa ở Bắc Giang với hơn 4.000 ca. Kế tiếp là Bắc N𒁏inh, TP HCM và Hà Nội.
Trong𝔍 s🍒ố các bệnh nhân, 97 ca tiên lượng nặng, 125 ca nặng phải thở oxy, 43 ca nặng phải thở máy không xâm nhập, 26 ca nguy kịch phải thở máy xâm nhập; và 11 ca nguy kịch phải can thiệp ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể).
Trong 11 ca phải chạy ECMO, có một ca ở Bệnh viện Chợ Rẫy (là chiến sĩ ✅công an được chuyển từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM sang), ba ca ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, một ca ở Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, hai ca ở Bệnh viện Phổi Bắc Giang, 4 ca ở Bệnh vi🥂ện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Trong số các bệnh nhân nặng và nguy kịch hiện nay, ba ca tiên lượng tử vong, bao gồm hai ca ở Bệnh viện ꩵBệnh nhiệt đới TP HCM và một ca ở Bệnh viện Bệnh nhiệt🅺 đới Trung ương.
Bác sĩ Nguyễn Trung C✱ấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đang chi viện cho Bắc Ninh, đánh giá đợt bùng phát mới ghi nhận số ca Covid-19 rất lớn, tạo sức ép lên hệ thống điều trị. Ngoài ra, chủng virus Ấn Độ khiến mọi diễn biến lâm sàng nhanh hơn.
"Tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng phản ứng viêm quá mức, bệnh nhân nặng cũng cao hơn trước đây. Các bác sĩ phải can thiệp nhiều biện pháp𝄹 kỹ thuật trong quá trình điều trị như lọc máu, ECMO... Đây là gánh nặng lớn đối với hệ thống hồi sức cấp cứu", bác sĩ Cấp nói.
Tại Bắc Ninh, bác sĩ Cấp cho biết đang cùng các đồng nghiệp chú trọng nâng cao năng lực điều trị của đội ngũ y tế tuyến đầu. Khi các bệnh viện dã chiến điều trị tốt, tỷ lệ bệnh nhân diễn biến nặng, nguy kịch sẽ thấp đi, giảm gánh nặng đối với Khoa Hồi sứꦏc cấp cứu của bệnh viện tỉnh cũng như tuyến Trung ương.
Tại Bắc Giang, Bệnh viện Phổi và Bệnh viện Tâm thần là hꦿai cơ sở đang điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 nặng. Hôm nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn kiểm tra công tác điều trị tại đây.
Bệnh viện Phổi đang điều trị 56 bệnh nhân nặng. Đến nay, các bác sĩ đã cứu sống được nhiều ca từng ph🧸ải can thiệp ECMO. Dự kiến, sáng 10/6 hai bệnh nhân nặng đầu tiên tại đây đủ điều kiện được công bố khỏi Covid-19.
Thứ trưởng ghi nhận sự nỗ lực của đội ngũ điều trị, đặc biệt là s🌞ự hỗ trợ của đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên, tình hình dịch tại TP HCM nhiều diễn biến khó lường nên đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ không ở🎶 lại Bắc Giang lâu ngày. Thứ trưởng đề nghị bác sĩ Trần Thanh Linh cùng kíp Chợ Rẫy tích cực chuyển giao công việc cho đội ngũ y tế tại chỗ để chủ động rút quân về TP HCM khi cần.
Tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang, nơi đang điều trị 19 ca nặng, Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh, tỉnh đã thành công bước đầu khi số ca nhiễm mới giảm và các ღca nhiễm mới tập trung chủ yếu trong khu cách ly.
Hiện, số lượng bệnh nhân nặng không nhiều như dự đoán nên đội ngũ tại chỗ cần chủ động học hỏi để khi đội chi viện (Bệnh viện Trung ương Huế, Đà Nẵnꦆg, Hữu Nghị,...) hoàn thành nhiệm vụ có thể bàn giao lại công tác điều trị. Trong trường hợp cần thiết, đội ngũ tại chỗ sẽ tham vấn cách điều trị thông qua Hội chẩn quốc gia.