Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Nguyên nhân
- Viêm túi mật do sỏi túi mật chiếm đa số ca bệnh. Sỏi túi mật bị kẹt ở cổ túi mật làm cho vi khuẩn xâm nhập vào vị trí tổn thương, từ đó gâ♕y viêm.
- Nguyên nhân khác không phải sỏi:
- Nhiễm trùng E.coli đối với phụ nữ mang thai.
- Bệnh lý thương hàn, nhiễm trùng huyết.
- Ung thư, xơ hóa, gập góc, tắc ống mật chủ dẫn đến tắc ống túi mật.
- Hẹp cơ vòng Oddi, nhú Vater.
- Chấn thương.
Triệu chứng
- Triệu chứng cơ năng:
- Sốt thường sốt nhẹ khoảng 38 độ C. Tỷ lệ sốt cao trên 38 độ C chiếm khoảng 30%.
- Mạch nhanh thường trên 80 lần/phút, có khi mạch nhanh nhỏ khó bắt nếu bệnh nhân bị choáng nhiễm trùng.
- Môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi.
- Đau quặn gan:
- Khởi phát ở vùng hạ sườn phải (HSP) hay thượng vị. Triệu chứng đau bụng là hay gặp nhất, chiếm khoảng 72-93% các trường hợp (đau HSP hay thượng vị), trong đó đau HSP 38-93%, còn đau thượng vị 11-34%.
- Lan ra vùng xương bả vai bên phải hay ra sau lưng.
- Xuất hiện đột ngột, xuất hiện vài giờ sau bữa ăn, đặc biệt bữa ăn nhiều mỡ.
- Đau liên tục, kéo dài trên 6 giờ.
- Hầu hết bệnh nhân đều có tiền sử cơn đau quặn gan, một số người đã biết mình bị sỏi túi mật.
- Ở người già có thể không đau quặn gan mà chỉ có dấu hiệu đau khu trú.
- Buồn nôn và nôn:
- Là các triệu chứng thường gặp.
- Buồn nôn 31-80%, trong khi nôn mửa gặp với tần suất dao động 60-83%.
- Rối loạn tiêu hóa, đi đại tiện phân lỏng.
- Triệu chứng thực thể:
- Bụng chướng nhẹ.
- Đôi khi thấy vùng hạ sườn phải gồ, di động theo nhịp thở.
- Sờ nắn thấy túi mật lớn trong khoảng 30-40% trường hợp, trơn láng như quả trứng gà, ấn rất đau.
- Dấu hiệu Murphy (trong trường hợp đến sớm, túi mật chưa lớn), dao động 48-65% giữa các nghiên cứu.
- Vàng da:
- Là dấu hiệu không điển hình của viêm túi mật cấp. Khoảng 15% các trường hợp viêm túi mật cấp có biểu hiện vàng da.
- Da bệnh nhân thường vàng nhẹ (Bilirubin máu <4mg%).
- Nguyên nhân của vàng da có thể là viêm túi mật kết hợp với sỏi đường mật; viêm gan kết hợp với viêm túi mật; hhội chứng Mirizzi; viêm hoại tử túi mật, viêm phúc mạc mật; cảm ứng phúc mạc khi có biến chứng thấm mật phúc mạc, viêm phúc mạc mật.
Ai có nguy cơ viêm túi mật?
- Nữ có xu hướng mắc൲ bệnh viêm túi mật nhiều hơn so với nam.
- Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng nhiều.
- Thừa cân, béo phì.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán chính xác viêm túi mật cấp, cần thực hiện các xét nghiệm vꩵà các kỹ thuật:
- Xét nghiệm máu.
- Sinh hóa máu.
- Siêu âm.
- X-quang ngực bụng.
- X-quang túi mật cản quang bằng đường uống.
- Chụp cắt lớp vi tính.
- Chụp cộng hưởng từ.
- Chụp nhấp nháy.
Điều trị
- Sỏi gây viêm túi mật gây raꦡ triệu chứng lâm sàng là đau vùng hạ sườn phải, tái diễn nhiều lần: Cầ🅠n mổ cắt túi mật bằng phấu thuật nội soi.
- Với trường hợp không có triệu chứng lâm sàng thì chưa cần mổ. Bệnh nđược theo dõi hàng nܫăm, khi có triệu chứ🐎ng sẽ thực hiện phẫu thuật.
Phòng ngừa
- Chế độ ✱ăn ít chất béo, khôn✤g ăn đồ chiên, thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn gây khó tiêu.
- Ăn các thực phẩm tốt như dầu thực vật, thịt trắng, thịt n✨ạc, sữa đậu nàn♉h, chất xơ, rau xanh, trái cây.
- Có 🍸chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cho sự lưu thông của đường𝄹 mật.
- Đối với phụ nữ, nên cẩn trọng hơn trong việc 💮sử dụng thuốc ngừa thai.
- Sổ giun định kỳ, ăn uống hợp vệ sinh, điều🃏 trị các bệnh nh🥂iễm trùng đường mật tốt để dự phòng sỏi sắc tố mật.