Phát biểu tại cuộc họp về dự án Tăng huyết áp - sống khỏe ngay từ ngày đầu tiên diễn ra tại Hà Nội ngày 16/5, giáo sư Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam bày tỏ quan ngại khi tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam tăng rất nhanh. Một nghiên cứu năm 2008 tại 8 tỉnh thành cho thấy, tỷ lệ người trên 25 tuổi mắc tăng huyết áp là khoảng 25%; nghĩa là cứ 4 người lớn thì có một người bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, kết quả điều tra năm 🎐2015 cũng tại 8 tỉnh thành trên, tỷ lệ này đã tăng lên hơn 47%.
“Chúng tôi bất ngờ, sửng sốt vì tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp rất cao chỉ trong vòng 8 năm. Thực tế ở các nước xung quanh và nhiều nước trên thế giới, đây là꧙ xu thế chung. Tăng huyết áp đang là vấn đ𓆉ề báo động không chỉ ở Việt Nam mà cả nhiều nước khác”, giáo sư Việt nói.
Cũng theo nghiên cứu trên, số người mắc bệnh nhưng chưa phát hiện lên đến 39%, tỷ lệ người được điều trị tăng lên nhưng tỷ lệ điều trị đạt huyết áp mục tiêu (duy trì huyết áp ở mức dưới 140/90) chỉ 31%. 82% bệnh nhân chưa được kiểm soát huyết áp đầy đủ (gồm ꦇkhông biết mình có bệnh, biết bệnh nh༒ưng không điều trị, điều trị nhưng huyết áp không kiểm soát được).
Theo giáo sư Việt, bệnh có rất nhiều biến chứng cho tim, mắt, não, thận. Tăng huyết áp rất dễ chẩn đoán, đo huyết áp bằng máy huyết áp đúng nhưng trên thực tế tồn tại꧂ nhiều nghịch lý. Số người được phát hiện bệnh chưa nhiều, số người biết bệnh được điều trị kꦍhông cao, nhiều người được điều trị nhưng chưa đạt được huyết áp mục 🀅tiêu. Trong khi đó một vấn đề rất khó khăn ngay cả với nước phát triển trên thế giới là tỷ lệ đạt được huyết áp mục tiêu chỉ dao động 10-50%. Nhận thức người bệnh chưa tốt, cách điều trị của bác 🤡sĩ chưa thật tối ưu…
Vì thế, mục tiêu của dự án Tăng huyết áp - sống khỏe ngay từ ngày đầu tiên là nâng cao nhận thức của người dân và người bệnh. Bệnh nhân không chủ quan quá với bệnh, song cũng không cần quá lo lắng mà🐭 nên tuân thủ điều trị, thay đổi lối sống ngay từ ngày đầu tiên; hạn chế tối đa stress, chế độ nghỉ ngơi tập luyện phù hợp...
Dự án là hoạt động nhân kỷ niệm 20 🎀năm Chương trình Sinh hoạt Y khoa Pháp Việt được thực hiện tại Việt Nam và Ngày Phòng chống Tăng hu🅠yết áp thế giới 17/5. Tiến sĩ Jacques Blacher- một chuyên gia về tim mạch của Pháp cho biết, tỷ lệ mắc tăng huyết áp cao là do cuộc sống hiện đại, thừa cân béo phì, chế độ ăn mất cân đối, lười vận𓆏 động thể lực...
Để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp hiệu quả, người dân phải có chế độ ăn hợp lý như giảm ăn mặn (dưới 5 g muối một ngày); tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế thức ăn có nhiề💜u cholesterol và axít béo no; đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng. Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ; giảm cân (ꦜnếu quá cân); hạn chế uống rượu bia; ngừng hoàn toàn hút thuốc lá hoặc thuốc lào. Mỗi người cần tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp (tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày); tránh lo âu, căng thẳng t✅hần kinh; chú ý thư giãn, ngh𒊎ỉ ngơi hợp lý; tránh bị lạnh đột ngột.
Khi đã mắc bệnh cần chú ý thay đổi lối sống: Ăn uố🍷♈ng lành mạnh, giảm hấp thụ muối. Muối sẽ khiến huyết áp của bạn tăng cao. Thường xuyên vận động thể lực, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên tập😼 thể dục một tiếng đồng hồ mỗi ngày, 3 ngày một tuần. Hạn chế dùng chất kích thích, gây nghiện, đặc biệt là cà phê, rượu bia, thuốc lá. Giữ cơ thể cân đối, bởi béo phì hay🎶 thừa cꦏân đều khiến huyết áp tăng cao. Nghỉ ngơi và thư giãn, căng thẳng tinh thần khiến bệnh tiến triển xấu.
Các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Mỗi năm trên thế giới có 17,5 triệu người chết vì các bệnh tim mạch, trong đó tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất trong cộng đồng. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ gây nhiều biến cố tim mạch nguy hiểm, thậm chí tử vong, chiếm ít nhất 45% ca tử vong do bệnh tim mạch và 51% ca tử vong do đột quỵ. Tăng huyết áp đượcgọi là "kẻ giết người thầm lặng" vì hiếm khi có triệu chứng, khiến nhiều n𓂃gười🐲 không hề nhận thấy họ đang có bệnh. |
>> Xem thêm:
Dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp
Huyết áp bao nhiêu được xem là cao
Nam Phương