Trưởng thành trong nền y khoa Việt Nam gắn liền với những thăng trầm thời cuộc, vị bác sĩ quê Nam Định ghi dấu ấn với những ca mổ dã chiến ngoạn mục tại nhiều mặt trận ác liệt trước khi về công tác tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM). Từng tu nghiệp bác sĩ tại Mỹ, gia đình vợ định cư nước ngoài, ông có cơ hội ưu tiên nhập cảnh Mỹ trong làn sóng hàng loạt y bácꦛ sĩ vượt biên sau giải phóng. Tuy nhiên "bàn tay vàng ngoại nhi" vẫn kiên quyết ở lại với câu nói khiến nhiều người xúc động "Vì trẻ em Việt Nam cần tôi".
Thay đổi toàn bộ cái nhìn của thế giới về y học Việt Nam, ca tách dính song sinh Việt - Đức đồng thời trở thành mốc son quan trọnꦡg của cuộc đời giáo sư Trần Đông A. Dưới sự đứng mũi chịu sào của vị “thuyền trưởng tài ba” - cố viện sĩ Dương Quang Trung - giám đốc Sở Y tế TP HCM lúc bấy giờ, giáo sư Đông A đã phối hợp ê kíp hơn 60 y bác sĩ bắt tay vào cuộcꦅ mổ nhiều thử thách mà ngay cả Nhật Bản với những tiến bộ vượt bậc cũng đã từ chối.
Cặp song sinh Việt – Đức chào đời năm 1981 dính nhau phức tạp ở phần bụng chậu cùng bộ phận sinh dục, hậu môn, khối thận... Sau những lần lên cơn co giật vì bại não, kéo lê người anh em dính liền, Việt hôn mê và sống đời thực vật bên cạnh Đức vẫn còn tỉnh táo. Sau 3 tháng c🐓hữa trị ở Nhật khôn♔g thành, hai anh em về nước trong tình trạng sức khỏe ngày càng suy yếu, nhiều lần cấp cứu trong đêm. Nếu không mổ tách rời, cả hai sẽ chết.
Ca mổ chưa từng có tiền lệ được tiến hành trong bối cảnh Việt Nam đang giai đoạn bị cấm vận, cực kỳ khó khăn về kinh tế, ngay cả đến chỉ khâu cũng thiếu thốn. Nhận được sự quan tâm của truyền thông quốc tế, quyết định mổ hay không, mổ ở nước nào không còn đơn thuần là vấn đề sinh mệnh hai đứa trẻ mà gắn liền với yếu tố chính trị. Sau hơn 7 tháng chuẩn bị với sự viện trợ thuốc men, trang thiết bị hiện đại của Nhật Bản, ngày 4/10/1988, ca phẫu thuật kéo dài 15 tiếng đã thành công vang dội, được đưa tin trên hàng loạt báo chí nước ngoài. Những chuyến bay đầu tiên từ nhiều nước tư bản đã được đꦓáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, mở đầu cho những mối quan hệ ngoại giao quaไ con đường nhân đạo.
Thành tích chưa từng có trong y văn giúp vị bác sĩ t♔rưởng kíp Trần Đông A được ghi danh vào sách kỷ lục guinness thế giới 1991. Việt sống đời thực vật nhưng vẫn ở lại với đời được 19 năm sau mổ với sự c🧜hăm sóc của các y bác sĩ Làng Hòa Bình, Bệnh viện Từ Dũ. Nguyễn Đức lớn lên trở thành nhân viên Làng Hòa Bình, lập gia đình, nhà cửa ổn định và hiện có hai con trai gái sinh đôi xinh xắn Phú Sĩ, Anh Đào.
Bước ra từ hào quang của cuộc đại phẫu kỳ tích, vị bác sĩ đang là trưởng khoa không mất quá nhiều thời gian để “vượt qua cái bóng của chính mình”. Trong bối cảnh việc xuất ngoại bị kiểm soát gắt g🐽ao, ông liên tục được mời đi báo cáo ở nhiều nước trên thế giới như Nhật, Mỹ, Hungary… Hình ảnh🀅 người bác sĩ nhỏ bé hiền lành vừa ôm đàn ghita vừa hát vang những giai điệu “Tôi đi giữa trời quê hương ngày thống nhất/ Nghe lòng mình phơi phới một niềm vui/ Sài Gòn đêm nay nghìn sao xanh biếc...” để lại ấn tượng sâu sắc với nhiều chuyên gia quốc tế. Sau đó ông trải qua một năm rưỡi vừa giảng dạy vừa trau dồi tay nghề tại Pháp. Chính từ đây, chương trình đào tạo FFI ra đời. Đến nay có hơn 4.000 bác sĩ Việt được đào tạo tại Pháp, nhiều người trở về giữ những chức vụ lãnh đạo quan trọng trong ngành y tế.
🍨Miệt mài tiếp cận với những thành quả y học hiện đại nhất tại Pháp, năm 1989 giáo sư Đông A bước đầu làm quen với kỹ thuật ghép tạng. Bất kể đêm ngày, ông lăn xả làm quen với các kíp mổ tại nhiều bệnh viện khác nhau nơi đất khách để âm thầm mang tinh hoa về Việt Nam. Ròng rã phôi thai 5 năm, đến tháng 6/2004, ca ghép thận trẻ em đầu tiên ở khu vực phía Nam được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tiếp đến tháng 12/2005, ca ghép gan nhỏ tuổi nhất Việt Nam tiến hành dưới sự chỉ huy của người bác sĩ nhiều tâm huyết.
Hàng trăm nghìn, hàng triệu cuộc đời bệnh nhi được nâng niu cứu sống cũng là từng ấy những đau đáu, trĩu nặng suy tư của bậc thầy cầm dao mổ. Cảnh phụ huynh phải đôn đáo lo cho con mắc bệnh hiểm nghèo, dị tật bẩm sinh là độn🎀g lực khiến ông chuyên tâm nghiên cứu, sáng tạo nhiều phương pháp mổ hiệu quả. Ông là tác giả của nhiều ca điều trị trẻ bị “thai trong thai phức tạp ở trong lồng ngực và đa thai”, “cắt gan trẻ sơ sinh và trẻ bị u gan khổng lồ”. Vị bác sĩ tài hoa còn nổi tiếng qua công trình nghiên cứu về giãn đường mật chính ở trẻ em. Ông trực tiếp đứng mổ trong nhiều ca bệnh cực kỳ phức tạp như hội chứng thực bào máu, bệnh toxic shock phối hợp với bệnh Kawasaki, hội chứng Kasabach - Merritt... Rất nhiều bệnh nhi đã gọi ông bằng “bố nuôi”, “ông nội”, “ông ngoại”... như một cách để thể hiện tấm lòng tri ân trước sự hồi sinh kỳ diệu.
Một đời tỉ mẩn từng đường dao mũi chỉ, bác sĩ nguyên phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 luôn vững lòng tâm niệm còn sống ngày nào là cố gắng làm việc không ngơi nghỉ ngày đó. Ở tuổi 75 ông vẫn giữ nếp sống đi ngủ sớm, thức dậy từ 3h sáng để làm việc, nghiên cứu. Sau đó ông điཧ tập thể dục rồi tự chạy xe vào bệnh viện đi thăm bệnh, hỗ trợ hoặc trực tiếp cầm dao mổ trong những ca khó. Một tuần ông hai buổi lên lớp giảng dạy học trò. Hiện những ca g💮hép gan kéo dài hơn 10 giờ, ông vẫn khỏe khoắn túc trực đứng điều phối, góp ý cho các bác sĩ.
“Ngày xưa nửa đêm thꦉường xuyên được gọi vào mổ cấp cứu. Nhiều lúc phải đưa đầu vào vòi nước chảy cho tỉnh ngủ. Khi mổ không tỉnh táo rất nguy hiểm cho bệnh nhân nên sau này tôi quyết định tạo thói quen đi ngủ sớm và thức dậy làm việc sớm”, giáo sư Đông A chia sẻ. T꧃heo ông, những vị giáo sư lớn tuổi hàng đầu thế giới mà ông có cơ hội tiếp xúc đều không thức khuya, không nhậu nhẹt và dành thời gian chơi thể thao.
Với giáo sư Đông A, y khoa là cá thể nên cần phải dành nhiều thời gian hơn cho bệnh nhân. Mỗi người một bản đꩵồ gene, cách bệnh tật tác động cũng khác nhau. Người bác sĩ muốn làm giỏi thì bên cạnh việc giỏi khoa học cơ bản, tìm tòi ng⛦hiên cứu phải luôn nuôi dưỡng được niềm say mê với nghề, tấm lòng với bệnh nhân.
Trăn trở về y học nước nhà, “người thầy thuốc ưu thời mẫn thế” cho biết y học Việt Nam đang ở giai đoạn được trang bị hiện đại. Đây là điều rất tốt nhưng ta đang mắc bệnh các nước phát triển phải đối mặt 20 năm trước là cái gì cũng căn ෴cứ vào xét nghiệm, máy móc, chẩn đoán hình ảnh... Trong khi đó, chiếc máy siêu đẳng, tuyệt vời nhất chính là người bác sĩ thực hành giỏi. Bác sĩ cần theo dõi sát bệnh nhân để biết cái nào cần đến máy móc, cái nào cần vận dụng trí óc để đưa ra những phán quyết kịp thời.
Cả cuộc đời chuyên tâm cho y học, ánh mắt ông vẫn không nguôi xúc động khi nh🔯ắc về bạn đời. Người vợ kém ông 7 tuổi Lê Thị Minh Tâm lúc sinh thời chính là người đã chu toàn việc kinh doanh, chăm sóc tốt hai con trai để ông yên tâm đi sớm về khuya, ngược xuôi tro☂ng và ngoài nước cho sứ mệnh cầm dao mổ.
Chính bà là người đã dành thời gian tiếp xúc, làm quen với Việt - Đức để tự tay hoàn thành mô hình búp bê giúp các bác sĩ thực hành phẫu thuật. Nhờ việc khiêng búp bê vào phòng mổ, mọi người mới phát hiện cửa phòng không thể đưa cặp song sinh vào. Lãnh đạo thành phố phải chỉ đạo sửa gấp trong vòng chưa tới một tháng để ca phẫu thuậ𝄹t được diễn ra trọn vẹn. Năm 2010, bà Tâmqua đời sau thời gian chống chọi bệnh tật. Cảm mến vị bác sĩ hiền lành đơn độc tuổi già nhiều năm liền, nữ điều dưỡng từng đưa dụng cụ mổ trong ê kíp tách Việt - Đức, là đồng nghiệp và cũng là bạn bè của vợ chồng ông đã về chung một nhà để bầu bạn sẻ chia với ông hơn một năm nay, trong sự ủng hộ của hai con trai ông nay đã lớn khôn thành đạt.
Lê Phương
[email protected]