Chia sẻ tại Hội nghị Ghép tạng Việt Nam ngày 19/10, giáo sư Phạm Gia Khánh, Chủ tịch Hội ghép tạng Việt Nam ch🔯o biết các nước trên thế giới đều cấm buôn bán tạng, trừ Iran. Dù mỗi nước đều có các biện pháp nghiêm ngặt cấm buôn bán tạng nhưng việc này vẫn tồn tại và phát triển ở nhiều nước. Theo Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an Việt Nam, tình trạng buôn bán tạng ở nước ta có chiều hướng tăng và ngày càng nghiêm trọng, tồn tại dưới nhiều hình thức tinh vi.
Ước tính mỗi năm 🙈Việt Nam có hàng chục nghìn ca 𓃲suy tạng giai đoạn cuối cần ghép tạng. Năm 2017, số lượng ghép nội tạng nhiều nhất trong 26 năm qua nhưng chỉ mới ghép được 673 ca. Thiếu tạng ghép làm mất cân đối giữa cung - cầu và hình thành việc mua bán tạng bất hợp pháp ở "chợ đen", gây nhiều bi kịch cho người bán tạng.
Ông Khánh cho biết một số nước gần đây có khuynh hướng "hợp pháp hóa buôn bán tạng", nhà nước đứng ra hỗ trợ tài chính cho người hiến tạng để🅺 hạn chế tình trạng buôn bán tạng bất hợp pháp, giải 💫quyết tình trạng khan hiếm tạng ghép.
Không đồng tình quan điểm này, giáo sư Trần Ngọc Sinh, Phó chủ tịch Hội ghép tạng Việt Nam chia sẻ, chủ trương thương mại nội tạng nhắm đến những người dễ bị 🎶tổn thương như người mù chữ và nghèo khổ, người nhập cư không có giấy tờ. Tình 𓆉trạng một số quốc gia lấy nội tạng của tù nhân, người tị nạn chính trị hoặc kinh tế ở các nước nghèo tài nguyên, đã bị các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lên án trong nhiều thập kỷ.
Bên chủ trương buôn bán thận có thể gồm nhiều thành phần như người nhận, người cho, người môi giới, thậm chí 🎀chính y bác sĩ. Trên thế giới chỉ có Iran cho phép buôn bán thận, chính phủ trả tiền cho người hiến thận sau đó điều phối cho người bệnh. Điều này gây nhiều chỉ trích trên khíꦇa cạnh nhân đạo.
Theo giáo sư Sinh, phía chủ trương buôn bán thận có lý lẽ của họ, khi cho rằng cần có tiền để giải quyết việc cho nhận. Người mua thận cho rằng việc buôn bán có thể giúp người bệnh có ngay tạng để ghép, người bán tạng vẫn sống và có tiền cải thi🦄ện cuộc sống. Người bán thận cho rằng hiến thận nhân đạo cho người không quen và không nhận lợi ích gì là vô lý. Với người môi giới, họ "giúp đỡ" người bệnh và người cho vốn đang gặp khó nên phải có chi phí. Y bác sĩ nhân danh trách nhiệm đối với sinh mạng người bệnh, phải tìm cách cứu bệnh nhân bằng mọi giá, việc buôn bán là ngoài chuyên môn nên không quan tâm.
"Những suy nghĩ này cùn☂g với việc buôn bán tạng có thể dẫn đến hệ lụy khôn lường", ông Siꦯnh nhấn mạnh. Buôn bán tạng có thể khiến người nhận cố ghép bằng mọi giá, chất lượng chuyên môn bị "ép", nguy hại sinh mạng. Người suy thận nếu không ghép có thể duy trì đời sống bằng lọc máu.
Người bán tạng sức khỏe sau cho tạng không được chăm sóc, không được tư vấn chuyên môn về lợi ཧhại của phẫu thuật. Họ không có hợp đồng mua bán, khi biến chứng xảy ra, người cho chẳng những không giải quyết được vấn đề kinh tế mà còn thêm khốn cùng, không được pháp luật hỗ trợ khi xảy ra chuyện. Người môi giới th🍌ường ham lợi hơn là lòng nhân, nên thường chiếm phần lớn tiền bán tạng. Đặc biệt khi những người này liên kết thành hệ thống, mức bóc lột càng thêm tồi tệ. Cấp cao hơn là các tổ chức lừa gạt, bắt cóc để lấy tạng.
"Nghề y thực hiện chức năng nhân đạo, nếu buôn bán thận là việc làm vô nhân đạo, sao y bác sĩ lại đồng ý tiếp tay vì lý lẽ cứu người. Y giới chịu trách nhiệm cao nhất về sinh mạng bệnh nh༺ân nhưng cũng cần phải 🐻chịu trách nhiệm cao nhất về đạo đức hiến tạng", ông Sinh gay gắt.
Tiến sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) phân tích, hiến tạng là nhân đạo, giải pháp chính thống để tăng số người đồng thuận hiến tạng. Tạng phủ không phải là hàng hóa, tiền không thể nào♛ định giá các bộ phận cơ thể người. T💃hực chất người cho tạng bị bóc lột, lừa gạt, xúc phạm nhân phẩm khi bán đi phần thân thể của mình.
Hành động của người cho có thể dẫn đến tử vong do cuộc mổ lấy tạng. Khi♔ suy thận, nếu không ghép thận được bệnh nhân có thể lọc máu. Ghép thận giúp ngườ♐i bệnh có chất lượng sống tốt hơn, nhưng không vì vậy mà hại người khác, thường là những người cùng cực nhất của xã hội.
Tại Mỹ, luật c꧃ấm mua bán nội tạng quy định bất cứ ai cố ý thu nhận, nhận hoặc chuyển giao bất kỳ cơ quan nào sử dụng để ghép, phạt tiền 50.000 USD, hoặc phạt tù đến 5 năm, hoặc cả hai.
Các nghiên cứu về♌ ghép thận tại Iran cho thấy gần 80% người cho sống là người không cùng huyết thống, đa phần là người nghèo trong xã hội. Tỷ lệ biến chứng và tử vong sau mổ cũng cao hơn các nước khác trên thế giới. Người cho nhận được số tiền ít hơn đã hứa trong quá ♐trình thương lượng ban đầu. Thay vì cải thiện, thu nhập của gia đình giảm khoảng 1/3 sau khi bán thận, tiếp tục nợ nần nhiều hơn. Trên 95% người bán thừa nhận bán thận không phải là mong muốn của họ và khuyên người dự tính bán không nên làm vậy.
Tiến sĩ Thu chia sẻ, trꦑên thế giới chưa có báo cáo nào thành công với giải pháp thương mại ghép tạng. Không nên chỉ nghĩ đến số lượng ca ghép được hay số loại tạng có thể thực hiện mà hãy nghĩ đến làm thế nào để an toàn cho cả người hiến và người nhận, bảo đảm y đức, đạo đức xã hội và không vi phạm pháp luật.
"Cần đẩy mạnh vận ⛦động hiến tạng nhân đạo từ người cho chết não, ಞtim ngừng đập mới là giải pháp bền vững, lâu dài, thể hiện giá trị nhân văn tốt đẹp", bác sĩ Thu nói.
Ngày 15꧂/10, Phòng Cảnh sát hình sự💜 Hà Nội đã khởi tố bị can với Trần Văn Phương (29 tuổi) để điều tra về tội Mua bán mô và bộ phận cơ thể người, theo điều 154 Bộ luật Hình sự 2015. Bị can được cho là làm môi giới, giao dịch mua bán thận với giá từ 250 triệu đồng đến 320 triệu đồng, song "báo giá" với người cần ghép thận là 340-360 triệu đồng để hưởng chênh lệch. Hoạt động mua bán ghép thận này nghi xảy ra ở Bệnh viện Việt Đức và một số viện khác. |