Cuộc tiêm thử nghiệm tiến hành tại Học viện Quân y, Hà Nội. Ba tình nguyện viê💫n thử nghiệm có mặt từ sáng sớm, ở phòng riêng, khônꦐg lộ danh tính. Họ được chọn trong hơn 200 người đăng ký tham gia thử nghiệm vaccine Nanocovax, đã được xét nghiệm kiểm tra sức khỏe, đảm bảo các tiêu chuẩn.
Quy trình tiêm gồm tư vấn cho người tình nguyện, sau đó khám sàng lọc và lấy mẫu xét nghiệm chuyên sâu như siêu âm, chụp tim phổi... Khi đạt đủ tiêu ch🎃uẩn, họ sẽ được tiêm vaccine. Sau khi tiêm, các tình nguyện viên nghỉ ngơi t♛ại Học viện Quân y, theo dõi trong 72 giờ.
Sau khi tiêm, cả ba người hiện chưa có phản ứng nào bất thư🌺ờng♏.
Dự kiến ba ngày sau, những tình nguyện viên còn lại trong số 60 người thử nghiệm 𓂃giai đoạn một sẽ được tiêm vaccine.
Phát biểu trước khi bắt đầu tiêm thử nghiệm, ⛄Trung tướng Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y, nhấn mạnh: "Sản phẩm này do n🐠gười Việt Nam sản xuất, dành cho người Việt Nam".
Các loạ🐭i vacci꧅ne hiện đã được phê duyệt trên thế giới gần như chỉ đáp ứng được 1/5 dân số và ưu tiên cho những nước phát triển.
"Đã đến lúc Việt Nam có quyền nói với thế giới là chúng ta𝐆 làm được, chúng ta đã chứܫng minh điều ấy trong việc phòng chống Covid-19", Trung tướng Quyết nói.
Ông cũng nhắc lại việc Việt Nam sản xuất được bộ test chẩn đoán nCoV với tính chính xác và hiệu quả cao. "Và bây giờ chún𝓡g ta đã sản xuất và đang thử nghiệm vaccine Covid-19. Hãy cùng chung tay để đất nước có vaccine thật an toàn và hiệu quả", ông nói.
Tiến sĩ Nguyễn Ngô Quang, Phó cục trưởng Cục Khoa họ♛c Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, nhìn nhận: "Trước mắt chúng ta còn cả một trận chiến. Rất cần sự chung tay, không chỉ các nhà khoa học, nhà quản lý, mà cả cộng đồng, trong đó có những người tình nguyện tham gia nghiên cứu".
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh điểm hết sức quan trọng là đảm bảo an toàn cho người tiêm thử nghiệm, đồng thời khuyến cáo người dân cần hiểu cách phòng bệnh, ý thức cá nhân rất quan trọ🏅ng, không ỷ lại vào va♒ccine.
"Nếu cho rằng đã có vaccine rồi nên chủ quan lơ là trong công tác phòng chống dịch ꧋bệnh, không tuân theo khuyến cáo của Bộ Y tế, thì công sức của 💜cả ngành, cả nước thời gian vừa qua không thành công", tiến sĩ Quang khuyến cáo.
Vaccine Nanocovax là vaccine Covid-19 đầu tiên của Việt Nam tiến hành thử nghiệm trên người. Hôm nay là ngày bắt đầu tiêm th𓃲ử giai đoạn một. Các tình nguyện viên được theo dõi sát diễn biến sức khỏe sau tiêm, ghi nhật ký tiến trình, lưu lại theo dõi 72 giờ sau tiêm rồi mới về nhà.
Giai đoạn hai dự kiến diễn ra ngay sau giai đoạn một với khoảng 400-600 tình nguyện viên, và gối đầu tiếp giai đoạn ba. Hiện chưa có kế hoạch tiê🏅m và số tình nguyện viên cho giai đoạn ba.
Tiến sĩ Quang cho biết đơn vị tổ chức sẽ thuê một tổ chức giám sát độc lập để giám sát các quy trình nghiên cứu nhằm tuân thủ đề cương nghiên cứu, phát hiện sớm các triệu chứng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các tình nguyện viên. Đặc biệt, cá🎀c số liệu nghiên cứu thu thập được phải đảm bảo tính khách quan, khoa học và trung thực.
Trong thử nghiệm vaccine, giai đoạn quan trọng nhất là giai đoạn một nhằm đánh giá tính an toàn với số lượng người tối thiểu, nhằm đảm bảo khả năng xử trí ngay nếu có 🧜tai b🌳iến.
Dự kiến sau vaccine Nanocovax của Công ty Nanogen, đến đầu tháng 2/2021, vaccine của Công ty Ivac sẽ chuẩn bị được tiêm thử nghiệm trên người. Hiện, Ivac đã hoàn thiện hồ sơ kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng. Trong tháng 1, Bộ Y tế sẽ tiến hànꦐh thẩm định hồ sơ, đến tháng 2 nghiên cứu thử n🍎ghiệm lâm sàng.
Việt Nam cũng có kế hoạch nhập khẩu vaccine🔯 Covid-19 từ nước ngoài. Bộ Y tế đang đàm phán với các nhà sản xuất vaccine trên thế giới.
Việt Nam là một trong những quốc gia được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận hệ thống nghiên cứu vàꦑ phát triển vaccine. Do đó, ngành y tế có kinh nghiệm trong nghiên cứu và thử nghiệm vaccine. Việt Nam đã tự sản xuất được 11/12 loại vaccine khác nhau sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng.