Bác sĩ Nguyễn Văn Huy, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết trưa 8/6, gia đình cho cháu chơi trên ôtô, sau đó để quên bé trên xe khoảng hai giờ dưới trời nắng. Xe đóng kín, không nổ máy. Đến khi phát hiện, cháu bé đã hôn mê, được chuyểnღ đến Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch.
Bệnh nhi, 19 tháng tuổi, được bác sĩ trung tâm y tế sơ cứu hạ thân nhiệt, truyền dịch, tình trạng không cải thiện. Cháu🔴 bé sốt cao 41 độ C, co giật, tiên lượng xấu, nên được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.
Các bác sĩ kết luận bệnh nhi bị sốc nhiệt do ở trong ôtô dưới trời nắng quá lâu, dẫn đến tổn thương não bộ, cơ thể co giật, hôn mê, rối loạn đông máu, rối loạn điện giải, hạ canxi, hạ kali, diễn biến phức tạp. Bệnh nhi đi ngoài phâ🍌n lỏng, nguyên nhân do thiếu oxy và hội chứng tănไg thân nhiệt quá mức.
Kíp cấp cứu tiếp tục áp dụng các biện ꦑpháp hạ thân nhiệt, bù nước, điện giải, sử dụng an thần nhẹ để giảm thiểu tình trạng kích thích. Bốn giờ sau, 𓃲bé dần tỉnh táo, ngưng thở oxy, mạch không còn cao, tri giác cải thiện, không còn co giật.
Chiều 9/6, bác sĩ Huy cho biết bệnh nhi c💃òn sốt n𝕴hẹ, đi ngoài phân lỏng. Bé tiếp tục được truyền dinh dưỡng và nâng cao thể trạng.
Bác sĩ Huy cho biết, trẻ nhỏ bị nhốt trong ôtô quá lâu rất nguy hiểm. Khi không bật điều hòa, nhiệt độ trong xe có thể lên 60-70 độ C, dưới trời nắng lên 80 độ C. Ch✱ênh lệch nhiệt độ trong và ngoài xe càng cao, càng làm quá trình ngạt thở, sốc nhiệt diễn ra nhanh hơn, nguy hiểm đến tính mạng, nhất là với người già, trẻ nhỏ.
Người ở lâu trong ôtô đóng kín, nguy cơ bị thiếu oxy, sốc nhiệt, tổn thương não bộ, thần kinh, cơ thể không có phản xạ dẫn đến các cơ co cứnꦓg, cử động khó khăn. Nhiều trường hợp được cứu sống nhưng bị tổn thương não, chịu di chứng thần kinh suốt đời.
Bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần hết sức lưu ý khi trông coi trẻ. Với người lớn, không nên ở lâu trong ô♐tô đóng kín, đặc biệt nên tránh ngủ trong xe hơi.
Nhiệt độ cao nhất ở 🔯các tỉnh miền bắc vài ngày nay khoảng 38 độ C, nắng gay gắt.
Thúy Quỳnh