"Đã có đủ các cơ sở khoa học chứng minh nhiều khả năng biến chủng Omicron đang chiếm ưu thế trên địa bàn", Giám đốc Sở Y tế thành phố Tăng Chí Thượng nói tại cuộc họp của♔ Ban chỉ đạo phòng,🌜 chống Covid-19 và phục hồi kinh tế thành phố với các quận huyện, chiều 22/2.
Cụ thể theo ông Thượng, kết quả tầm soát ngẫu nhiên biến chủng Omicron bằng xét nghiệm PCR tại thành phố từ ngày 10-17/2, có 70/92 mẫu bệnh phẩm cho kết quả dương tính với biến chủng Omicron, chiếm 76%; biến chủng Delta chỉ còn khoảng 24%. Điều này phần nào lý giải số bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn chiều hướng tăng do chủng mới tốc độ lây nhiễm nhanhౠ.
Về tình hình🌠 dịch trên địa bàn, lãnh đạo Sở Y tế cho biết trong ngày 22/2, thành phố ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao nhất sau Tết với 797 trường hợp, trong đó hơn 140 người được ghi nhận tại cộng đồng. "Tuần lễ vừa qua, biểu đồ số ca F0 tại tất cả quận, huyện đều đi lên", ông Thượng nói.
Đến nay, TP HCM ghi nhận hơn 15.000 người mắc Covid-19, tăng cao so với con số 3.000-4.000 ca nhiễm cách đây 3 tuần. Hiện, kho𓄧ảng 14.000 F0 điều trị tại nhà. Số trường hợp mắc Covid-19 nặng, thở máy chưa có dấu hiệu tăng.
Ông Thượng cho biết từ 14/2 đến nay, số ca trẻ em tăng cao gấp 3 lần so với tuầ𓆏n trước (7-13/2). Cụ thể, tuần qua ghi nhận 7.505 ca trong trường học, gồm: 706 giáo viên và 6.799 học sinh. Hơn 200 trường học phát sꦦinh ca nhiễm ở tuần rồi.
Lãnh đạo Sở Y tế thành phố cho biết ba bệnh viện nhi của TP HCM đanཧg điều trị 100 trẻ mắc Covid-19, trong đó 15 ca chuyển từ các tỉnh. "Đáng lưu ý, 93% trẻ em mắc bệnh dưới 12 tuổi, chưa tiêm vaccine. Ngà♎nh y tế xem đây là nhóm cần được quan tâm đặc biệt", ông Thượng nói.
Giám đốc Sở Y tế cho bi𓂃ết đơn vị sẽ xây dựng và triển khai kế hoạch thu dung, điều trị theo từng kịch bản khi số ca nhiễm là 🍒trẻ em gia tăng. Hiện, ba bệnh viện nhi của thành phố có sức chứa 450 giường, 150 giường hồi sức hô hấp. Ngành y tế sẽ thực hiện phân tầng điều trị và hướng dẫn cụ thể các trường hợp cần chăm sóc tại nhà.
Sở Y tế cùng nhóm chuyên gia cũng cung cấp số điện thoại tư vấn từ xa tại 3 bệnh viện nhi nhằm tư vấn, giải đáp thắc mắc kịp thời cho giáo viên và phụ huynh. Các trung tâm y tế, trạm y tế được hướng dẫn cách chăm sóc, xử trí khi phát hiện ca mắc Covid-19 là trẻ em𒈔.
Bên cạnh đó, ngành y tế theo dõi sát diễn tiến số ca mắc, số ca nặng cần hỗ trợ hô hấp tại các bệnh viện. Việc này nhằm kịp thời tham mưu cho UBND TP HCM xem xét ngưng học trực tiếp khi số trẻ mắc Covid-19 triệu chứng ♈nặng cần hỗ trợ hô hấp hơn 100 ca mỗi ngày. Hiện, mỗi ngày thành phố ghi nhận 5 trẻ em mắc Covid-19 triệu chứng nặng.
Tại cuộc họp, Bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Văn Nên đềဣ nghị nhóm nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu cùng Sở Y tế chuẩn bị những kịch bản trong trường hợp biến thể mới BA.2 (còn gọi là "Omicron tàng hình") xuất hiện. "Cần chuẩn bị cho tình huống nếu biến thể này xét nghiệm không phát hiện ra, vaccine không bảo vệ được thì chúng ta cần làm gì. Như giám đốc Sở Y tế đã nói, chúng ta có cảm giác và dường như biến thể này đang trong cộng đồng", ông nói.
Để ứng phó với những dấu hiệu mới của dịch, ông Nên yêu cầu ngành y tế cùng địa phương tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của chiến dịch tiêm chủng mùa xuân. Các đơn vị liên quan cần chuẩn bị kỹ lưỡng, lên danh sách để thực hiệ🎶n tiêm cho trẻ dưới 12 tuổi ngay khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.
Cũng theo người đứng đầu Đảng bộ TP HCM, hiện Bộ Y tế đã cấp phép sản xuất thuốc điều trị Covid-19 trong nước. Thành phố cần lên kế hoạch phân phối🅘 để tạo độ phủ thuốc điều trị nhanh nhất trên toàn địa bàn.
Hữu Công