Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa hiếm gặp khiến bé gái nhiều lần nhập viện cấp cứu vì xuất huyết tiêu hóa ồ ạt. Gia đình từng đưa bé ra nước ngoài phẫu thuật nhưng tình hình vẫn không cải thiện nhiều. Hội chẩn cùng vị giáo sư chuyên về phẫu thuật gan mật hàng đầu châu Á Koichi Tanaka, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 đã tiến 🍒hành cuộc mổ cho bé gái vào ngày 6/9.
Trải qua 8 giờ mổ, các bác sĩ đã nối tĩnh mạch cửa với tĩnh mạch chủ dưới của bệnh nhân, lấy tĩnh mạch chậu ngoài làm cầu nối. Ca mổ gi🎐úp giải quyết tình trạng tăng áp lực mạch cửa, giảm máu đổ về dạ dày và thực quản là nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa, đe dọa tính mạng bệnh nhi.
Bác sĩ Trần Thanh Trí, Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp cho biết hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa khiến máu không vào gan được mà thoát ra bằng hệ thống tĩnh mạch bàng hệ nối🐭 với tĩnh mạch thực quản, dạ dày, gây phình ứ và có thể vỡ gây tử vong. Trẻ thường mắc phải hội chứng này khi trong giai đoạn sơ sinh có viêm nhiễm ổ bụng, đặt catheter trên rốn để truyền dịch với số 𓄧lượng lớn hoặc bất thường đông máu bẩm sinh...
Theo bác sĩ Trí, bệnh nhi đang được chăm ﷽sóc hậu phẫu, theo dõi chức năng gan. Ca mổ nhằm cứu bệnh nhi khỏi nguy cơ đột tử vì những đợt xuất huyết tiêu hóa. Phương pháp này có hạn chế là một phần máu từ ruột lên mà không qua gan để 🃏chuyển hóa, dần dần có thể gây bất lợi với cơ thể. Vì vậy, bệnh nhi cần được theo dõi chặt chẽ để có hướng điều trị thích hợp.
Hội chứng tăng áp lực tĩn♒h mạch cửa do tắc tĩnh mạch cửa trước gan là thách thức trong điều trị đối với các bác sĩ ngoại nhi. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, có khoảng 10 bệnh nhân đang chờ phẫu thuật vì những năm qua vẫn chưa có cách điều trị hiệu quả. Giáo sư Koichi Tanaka cho biết nếu ca mổ này thành công tốt đẹp sẽ hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Lê Phương