VnExpress

HIẾM MUỘN - IVF VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành
ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầ✤y đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Tôi năm nay 37 tuổi, tôi chưa có chồng, chưa tìm được người phù hợp. Chưa từng sinh con. Tôi muốn trữ đông buồng trứng. Nhưng tôi e ngại không biết thủ tục như nào để đảm bảo việc lưu trứng buồng trứng của tôi ở bệnh viện Tâm Anh không bị nhầm lẫn. Ví dụ, ống lưu trứng của tôi bị bệnh viện để ...

An Nhiên, 36 tuổi, TP.HCM
Bác sĩ Phạm Thị Mỹ Tú

Bác sĩ Trung t🔜âm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.🎐HCM

Chào bạn,

Thật ra mối quan tâm của bạn cũng là mối quan tâm của rất nhiều người khác. Tại IVFTA-HCM, dịch vụ trữ đông trứng dành cho những phụ nữ đơn thân đã được triển khai từ những ngày đầu thành lập. Với những trường hợp trữ trứng, chúng tôi vẫn tiến hành tương tự như việc thụ tinh ống nghiệm. Đầu tiên, chúng tôi sẽ cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm đánh giá dự trữ buồng trứng, các xét nghiệm về tiền phẫu và bộ nhiễm sắc thể, sau đó tiến hành kích thích buồng trứng với phác đồ phù hợp. Trứng sẽ được lấy ra khi đạt chuẩn về kích thước trên siêu âm cũng như các giá trị về nội tiết, khi lấy trứng người bệnh sẽ được gây mê.

Tại IVFTA-HCM, chúng tôi nhận diện bằng hệ thống dấu sinh trắc như hình ảnh, dấu vân tay, mã số người bệnh và các giấy tờ hành chính khác. Khi lưu trữ trứng trong Lab hay nhận diện trứng trong Lab, chúng tôi luôn ghi đầy đủ thông tin của người bệnh, vì vậy khả năng nhầm lẫn là rất thấp.

Đặc biệt, tại IVFTA-HCM không có ngân hàng trứng. Trứng được trữ sau đó được dùng trực tiếp cho người định danh (người độc thân, cặp bệnh nhân đang điều trị thụ tinh ống nghiệm đang trong quá trình gom trứng...). Chính vì thế không có việc dùng trứng của người này cho người khác.

Việc trữ trứng dành cho người độc thân được thực hiện khá phổ biến tại IVFTA-HCM. Nếu bạn qu💞an tâm có thể liên hệ và đi khám càng sớm càng tốt vì qua 35 tuổi khả năng dự trữ buồng trứng sẽ giảm đi.


BS Mỹ Tú
 
 

Vợ chồng em lấy nhau năm 2008 và đã có một bé trai được 13 tuổi. Sau một thời gian dài không thấy có thai tiếp thì vợ chồng em có đi khám tại bệnh viện sản ở TP Hồ Chí Minh và được bác sĩ chẩn đoán là do chồng em không có tinh trùng (kết quả xét nghiệm tinh trùng cả 2 lần ...

Trần Thị Quỳnh Trang, 37 tuổi, TP Hồ Chí Minh
Bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, T𝐆P.HCM

Mến chào chị Trang,

Đầu tiên, bác sĩ xin chia sẻ với tình trạng của vợ chồng mình. Việc một người nam giới trước đây có tinh trùng và sau đó không có tình trùng vẫn có thể gặp trong nhiều bệnh lý, có thể đến như một số tình trạng viêm tinh hoàn⛦, giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc thậm chí một số tình trạng bất thường về di truyền như đột biến AZFc kh♉iến cho tinh hoàn suy giảm chức năng sinh tinh với tốc độ nhanh hơn.

Trong tình huống của mình, anh chị có thể cân nhắc đến phương pháp vi phẫu trích tinh trùng micro-TESE để tìm tinh trùng trong t🌜inh hoàn. Với phương pháp này bác sĩ sẽ cố gắng tìm những ống sinh tinh còn𒆙 sót lại trên tinh hoàn của mình, vợ chồng mình có một điểm cộng chính là trước đây đã có tinh trùng. Vì vậy, tiên lượng có thể tìm thấy tinh trùng có thể gia tăng hơn. Rất mong có thể gặp anh chị sớm tại trung tâm.

Chúc anh chị luôn khỏe mạnh và sớm có tin vui!

Em năm nay 33 tuổi, tháng 10/2021 em có mổ u lạc nội mạc buồng trứng cả 2 bên buồng trứng (phương pháp mổ nội soi) tại BV Phụ Sản Thanh Hóa. Tháng 7 vừa qua em có ra BV Phụ sản Trung Ương và BV Bưu Điện Hà Nội làm lại các xét nghiệm để kiểm tra thì chỉ số AMH còn 0.02, hai ...
Lê Thị Hồng, 37 tuổi, Huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa
Em muốn sàng lọc phôi do vợ chồng đều mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Mong bác sĩ tư vấn thêm cho vợ chồng em ạ.
An Nguyễn, 32 tuổi, TP HCM
Bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ

Bác sĩ 𝔍Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào bạn, có thể vợ chồng bạn đang mang 1 số gen về bệnh tan máu bẩm sinh hay còn gọi là thalassemia. Tình trạng này sẽ có chỉ định là thụ tinh ống nghiệm với mục đích tìm kiếm phôi không mang hoặc chỉ mang 1 số gen ở thể nhẹ.

Trường hợp của 2 vợ chồng, đầu tiên bác sĩ cần khảo sát xem những gen bị đột biến liên quan đến bệnh thalassemia của mình là gì. Sẽ lấy máu ở cả 2 vợ chồng để làm xét nghiệm phân tích gen. Khi có kết quả nếu 2 vợ chồng cùng mang gen này thì có thể thụ tinh ống nghiệm, sau đó tạo phôi và tiến hành sinh thiết phôi.

Khi sinh thiết phôi thì các chuyên viên phôi học sẽ lấy tế bào của phôi phân tích di truyền, tìm 🧜kiếm xem phôi có mang những gen bệnh của 2 vợ chồng hay không. Từ đó bác sĩ sẽ quyết định cho bạn nên chuyển phôi nào không mang bệnh, có thể mang 1 số gen thể ẩn thôi để giúp hạn chế tình trạng dị tật bẩm sinh, nhu trẻ sinh ra mắc các bệnh về tan máu. Rất mong có thể gặp 2 vợ chồng trong thời gian sớm nhất để tư vấn chi tiết hơn.

BS Triệu Vỹ
 
 

Chồng em có tỷ lệ tinh trùng sống là 36%, tiến tới 12%, không tiến tới 8%, không di động 80%, hình dạng bình thường 1%. Em thì bình thường. Vậy vợ chồng em có con được không ạ.
Hằng Nguyễn, 22 tuổi, Long An
Bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sả🐠n, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào bạn, những thông tin bạn cung cấp cho bác sĩ vẫn còn thiếu thông tin rất quan trọng là xét nghiệm tinh dịch đồ, đó là về số lượng tinh trùng trong mẫu. Những thông tin bạn cung cấp cho bác sĩ mới dừng lại ở tỷ lệ %, nhưng yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất là tổng số lượng tinh trùng.

Theo những thông tin bạn cung cấp thì độ di động của tinh trùng hơi thấp tuy nhiên đối với nam giới có số lượng tinh trùng đủ nhiều có thể bù trừ được thì đây có thể được xem là mẫu tinh trùng bình thưởng. Nhưng nếu tổng số tinh trùng thấp thì cần khảo sát sâu hơn.

Khi l꧃àm thụ tinh ống nghiệm thì cần phải nhìn cả 2 phía, nên bạn cũng cần phải kiểm tra chất lượng trứng, tử cung và đánh giá xem có yếuꦏ tố nguy cơ gì hay không. Rất mong tôi có thể gặp được cả 2 vợ chồng. Tại IVFTA cũng như đa số các trung tâm khác trên thế giới, luôn cần có góc nhìn từ cả 2 phía nam và nữ. Vì vậy bạn có thể cân nhắc để 2 vợ chồng cùng đến thăm khám tại trung tâm để chúng tôi có thể tìm kiếm nguyên nhân và thăm khám cho bạn.

BS Triệu Vỹ
 
 

Em chuyển phôi ngày 5 hai lần thất bại. Lần 2 vào ngày 23/6/2022. Bác sĩ có chuẩn đoán 90% do chất lượng phôi, giờ vợ chồng em nên can thiệp theo hướng nào vậy bác sĩ. Em xin cảm ơn ạ.
Thương Huỳnh, 36 tuổi, Gia Lai
BS.CKII Vũ Nhật Khang

Bác sĩ Trung tâm♛ Hỗ trợ sinh sản, B𒐪VĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào chị,

Đối với trường hợp chuyển phôi ngày 5 hai lần thất bại, chúng tôi thường chú ý tới 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất là chất lượng phôi, có thể liên quan đến các vấn đề về di truyền. Nếu được, trong những chu kỳ tiếp theo, chúng tôi vẫn có thể đề nghị chị nuôi đến ngày thứ 5 và sinh thiết phôi để kiểm tra.

Thứ 2 là nội mạc tử cung, có 2 vấn đề chính là độ dày mỏng và kích thước nội mạc tử cung. Kích thước nội mạc tử cung tốt nhất để thực hiện chuyển phôi là 8-13mm. Nội mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng đều ảnh hưởng rất xấu tới thụ tinh trong ống nghiệm. 1 vấn đề khác có thể từ buồng tử cung của mình, ví dụ polyp buồng tử cung, nhân xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung (không thể phát hiện trên lâm sàng).

Nguyên nhân thứ 3 có thể do 1 số bệnh lý khác kèm theo của người bệnh, ví dụ buồng tr🌺ứng đa nang PCOS, có 2 dạng phổ biến nhất là kháng insulin và cường androgen. Chúng tôi sẽ phải xử lí hết những tình trạng xấu này trước khi chuyển phôi. Chị nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để thực hiện lại chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm.

BS VŨ NHẬT KHANG
 
 

Tôi là nữ, 36 tuổi. Tôi kết hôn đã 2 năm nhưng chưa quan hệ do bị co thắt âm đạo. Do tuổi lớn nên tôi mong muốn có con sớm. Tôi mong muốn làm phương pháp IUI. Gần đây tôi có xét nghiệm chỉ số AMH của tôi còn 0.24, và nhiễm sắc thể giới tính của tôi bị đột biến ở dạng thể ...

Cẩm Nhung, 36 tuổi, Bình Dương

Vợ tôi có khối polyp tử cung, bác sĩ chẩn đoán polyp lòng tử cung (N84.0) chưa biến chứng. Xin hỏi có cần phẫu thuật♓ để dễ dàng sinh con không, và nếu p🅷hẫu thuật thì chi phí hết bao nhiêu? Cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Bình Thắng, 39 tuổi, TP.HCM
BS.CKI Châu Hoàng Phương Thảo

PGĐ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, ⛦BVĐK Tâm Anh, TPHCM

Chào anh,

Polyp tử cung là một khối u dính vào thành trong của tử cung và sa vào buồng tử cung. Polyp được hình thành từ sự phát triển quá mức của các tế bào lát mặt 💮trong tử cung (nội mạc tử cung). Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh hiếm muộn vì vậy việc điều trị là rất cần thiết.

Phương pháp phổ biến nhất vẫn là nội soi buồng tử cung cắt polyp, tuy nhiên tùy vào tình trạng bệnh lý của mỗi người mà có phác đồ điều trị khác nhau. Vợ anh cần đi khám và là🌠m thêm các xét nghiệm thăm dò cần thiết để các bác sĩ có phương pháp điều trị tối ưu cho chị ấy.

Em năm nay 27 tuổi, chồng 29 tuổi, cưới hơn 1 năm vẫn chưa có con. Hôm tháng 2 năm nay em có làm phẫu thuật cắt polyp buồng tử cung, sau đó kinh nguyệt tháng 3 và tháng 4 rất ít, đến hiện nay vẫn chưa có lại. Vào tháng 6 em có đi khám phụ khoa, kết quả tất cả vẫn bình thường. ...

Võ Thị Thanh Ngà, 27 tuổi, Đà Nẵng
BS.CKI Châu Hoàng Phương Thảo

PGĐ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TPHC😼M

Chào chị,

Rất chia sẻ với trường hợp của anh chị, chị nên khám và xét nghiệm lại chức năng tuy🅰ến giáp vì đã có tiền sử bị cường giáp. Bệnh lý ở tuyến giáp có thể làm rối loạn kinh nguyệt, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị. Sau khi kiểm tra nếu chức năng tuyến giáp bình thường, anh chị nên thu xếp đi khám hỗ trợ sinh sản để tìm nguyên nhân tại sao hơn 1 năm mà vẫn chưa có tin vui.

Chúc gia đình c🍷hị luôn khỏe mạnh và sớm có tin vui

Em đang làm IVF hiện đến giai đoan canh niêm mạc để chuyển phôi. Hôm nay là ngày 10 ckk. Kiểm tra niêm mạc 11mm và dịch vết mổ cũ là 2,9 mm. Bác sĩ cho em hỏi trường hợp của em có nên chuyển phôi chu kỳ này không (nếu điều trị hết dịch trước khi chuyển) Và nếu chuyển thành công thì tháng ...

Bùi Thị Thắm, 34 tuổi, Cẩm Khê, Phú Thọ
BS.CKI Lê Đức Thắng

Bác sĩ Trung tâm Hỗ tr൲ợ sinh sản BVĐK Tâm Anh 🅘Hà Nội

Chào chị!
Có rất nhiều yêu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả chuyển phôi, trong đó chu kỳ chuẩn bị niêm mạc tử cung rất q🤪uan trọng, và tình trang tự dịch vết mổ cũ ở các người bệnh từng mổ đẻ cũng là một vấn đề đau đầu với các bác sĩ.

Dịch tại vết mổ cũ nếu tràn vào buồng tử cung sẽ cản trở việc l𝔉àm tổ của phôi, thậm chí gây tình trạng viêm niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, tình trạng tụ dịch này thay đổi mỗi chu kỳ, tùy theo tình trạng nội tiết và phác đồ thuốc chuẩnജ bị niêm mạc.

Như chị mô tả, tới ngày 10 chu kỳ, chị còn tụ dịch một ít tại vết mổ, nếu không có dịch tràn vào buồng tử cung thì vẫn có thể theo dõi và chuyển phôi nếu đủ điều kiện. Khi đã chuyển pꩵhôi thành công, tức là phôi đã có thể làm tổ và phát triển tạiღ niêm mạc một cách thuận lợi thì ta không còn quá lo ngại về dịch vết mổ nữa.

Chúc chị chuẩn bị niêm mạc♚ thuận lợi và chuyển phôi thành công, hãy tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để có được hiệu quả tốt nhất.

tv