Con hay có dấu hiệu tức ngực, khó thở, thường là bên ngực phải. Biểu hiện là lồng ngực như có dây siết chặt quanh lồng ngực, đồng thời có một điểm đau buốt ở sau lưng xuyên lên phía trước ngực, vị trí sau lưng bị đau thường là gần với cột sống. Nhiều lúc con không thể lấy hơi được, lấy hơi nhẹ ...
Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viཧện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chị Phượng thân mến,
Nguyên nhân đau ngực như chị mô tả có thể do bệnh phổi, lồng ngực, cơ xương, thần kinh, hẹp van tim, rối loạn thần kinh chức năng... Do đó, chị nên sắp xếp thời gian đến bệnh viện khám. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số chẩn đoán cận lâm sàng như chụ🌄p X-quang, ꧙đo điện tim, siêu âm tim và xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân, từ đó đưa ra hướng xử trí phù hợp hoặc tư vấn cụ thể hơn cho chị.
Em có tiền sử nhịp nhanh xoang, bình thường nhịp tim em từ 85-95 lần mỗi phút. Do em chủ quan, không đi khám và không dùng thuốc nên sau khi tiêm AstraZeneca mũi 1, vừa dứt kim tiêm ra là nhịp tim em tăng vọt, 135-140 lần/phút. Sau khi nằm theo dõi sau tiêm 30 phút, về nhà tim em vẫn bị dội từng ...
Bácꦡ sĩ khoa Tim mạch, Bệnꦇh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào chị,
Theo thông tin chị chia sẻ, có lẽ chị đã đi khám và được cho dùng thuốc Concor và Procoralan (là 2 loại th♋uốc hạ nhịp tim khi nhịp tim nhanh). Không rõ chị đã được làm các xét nghiệm và thăm dò gì để chẩn đoán rối loạn nhịp nhanh chưa (ví dụ như xét nghiệm máu, chức năng tuyến giáp, theo dõi nhịp tim lưu động 24 giờ bằng máy Holter điện tim...). Nhịp tim người bình thường lứa tuổi chị sẽ dao dộng trong khoảng 60-100 nhịp/phút. Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn nhịp nhanh như cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (nhịp nhanh trong cơn 140-180 ck/phút, xuất hiện và kết thúc đột ngột), cường giáp (nhịp tim thường xuyên nhanh), thiếu máu, cường giao cảm, lo lắng, căng thẳng...
Vấn đề rối loạn nhịp của chị tăng lên sau khi tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca, không rõ lúc đó huyết áp của chị có tăng/tụt không, ♎có triệu chứng khó thở, mần ngứa, nôn mửa... không, có được chẩn đoán phản vệ với vaccine không hay chỉ ghi nhận nhịp tim nhanh không triệu chứng? Một số trường hợp ghi nhận rối loạn nhịp sau tiêm, tuy nhiên thường kèm theo tình trạng căng thẳng, lo lắng của 𓆉người bệnh.
Việc tiêm phòng bổ sung vaccine Covid-19 mũi 2, mũi 3... là c꧅ần thiết trong tình𝐆 hình hiện tại.
Chi phí điều trị bệnh đổ ♑mồ hôi tay chân khoảng bao nhiêu ạ? Bệnh viện Tâm Anh có điều trị bệnh này không?
Trưởn🦄g khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn,
Bạn chưa cung cấp đầy đủ thông tin tình trạng bệnh của mình đang gặp phải nên chúng tôi chưa thể tư vấn cụ thể hơn cho bạn. Hiện bệnh đổ mồ 🌌hôi tay có nhiều phương pháp điều trị. Tùy theo tình trạng của bạn sau khi thăm khám, chúng tôi sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Bệnh viện Tâm Anh TP HCM có áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế với một số trường hợp. Do đó, ✃bạn cố gắng sắp xếp thời gian đến khám trực tiếp để chúng tôi có thể kiểm tra và tư vấn cụ thể hơn cho bạn. Chúc bạn sức khỏe!
Chồng tôi bị cao huyết áp đã 15 năm, vẫn uống thuốc điều trị đều đặn hàng ngày. Đợt vừa rồi đi lấy thuốc theo định kỳ, bác sĩ có yêu cầu làm xét nghiệm kiểm tra thì phát hiện huyết áp cao, suy thận. Các chỉ số xét nghiệm: Gluco 4.7, Ure10, Creatin 200, siêu âm SAOB 2 thận nhỏ TLT 28gr. Toa thuốc: ...
Bác sĩ khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khꦅoa Tâm Anh Hà ꧟Nội
Chào bác,
Với thông tin bác đưa ra thì chuyên môn chúng tôi ước tính bác trai suy thận độ IIIb hoặc độ IV (độ suy thận chia 5 độ, càng cao càng nặng). Đây là ước tính vì không có thông tin chính xác về tuổi và cân nặng của bác trai, với độ này cũng là mức nguy hiểm báo động. Với mức 𝔍độ suy thận này vẫn có chỉ định bảo tồn, chưa có chỉ định ghép thận hoặc lọc thận.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chúng tôi rất sẵn sàng khám và theo dõi bệnh lý của bác trai. Bác có thể đưa bác trai sớm đến khám và tư vấn định k🎶ỳ với sự phối hợp của chuyên khoa Thận học và Tim mạch. Chúng tôi sẽ điều trị thuốc tối ưu, theo dõi định kỳ và hạn chế các thuốc độc cho thận. Cảm 🅰ơn bác đã tin tưởng trao gửi sức khỏe bác trai cho Bệnh viện Tâm Anh!
Tôi 30 tuổi, thường bị căng thẳng khi lo lắng một vấn đề trong công việc hoặc cuộc sống. Cảm giác gấp gáp, tim đập nhanh hơn và khó tiêu hơn sau khi ăn. Những lúc như vậy tôi thường cảm thấy hơi tức ngực kèm theo ợ và nôn nhẹ. Sau khi nôn thì mọi thứ trở lại bình thường. Ngoài ra, tôi hay ...
Bác sĩ khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa ꦬkജhoa Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn,
Triệu chứng bạn miêu tả có thể liên quan tới rối loạn thần kinh thực vật vì có các yếu tố khởi kích như stress công việc, lo lắng... Tuy nhiên, trước hết cần loại trừ các bệnh lý thực thể trước khi chẩn đoán rối loạn thần kinhꦇ thực vật. Chính vì thế, bạn cần được làm một số thăm dò cơ bản về hình ảnh học và chức năng tim như: Siêu âm doppler tim và van tim, đo điện tâm đồ, đo điện tâm đồ 24 giờ để đánh giá rối loạn nhịp trong vòng 24 giờ. Thêm vào đó, bạn có thể khám thêm chuyên gia tâm lý để làm một số test về giao cảm và được tư vấn sử dụng thuốc một cách tốt nhất.
Con em 6 tuổi, là bé gái. Năm ngoái em đưa bé đi khám tổng quát thì tình cờ phát hiện bé bị hở van tim 2 lá 1/4. Bác sĩ bảo không cần điều trị, chỉ cần theo dõi là được. Gần đây bé lại hay tức ngực, ho khan một vài ngày rồi hết... thì em có cần đưa bé đến khám ...
Phó Trưởng khoa Tim bẩm sinh, Trung tâm Tim mạch 🗹Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn!
Theo kết quả siêu âm bạn cung cấp, con ♛bạn bị hở van tim 2 lá 1/4. Đây là tình trạng hở van nhẹ, có thể là hở van sinh lý, không cần điều trị. Thông thường, tình trạng hở van này sẽ không diễn tiến theo thời gian. Gần đây con bạn có thêm triệu chứng tức ngực, ho khan. Bạn nên cho con khám lại ở cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch, vì có thể cháu có bệnh lý mới của đợt này, có thể triệu chứng của tim hoặc hô hấp. Khi khám lại, bác sĩ sẽ khám, chẩn đoán và tư vấn cho bạn cụ thể hơn.
Em đang có thai 28 tuần. Lúc 11 tuần đo độ mờ da gáy là 2mm, Double test (T21) 1:623. Ở tuần 20 siêu âm phát hiện thất phải 2 đường ra thể chuyển vị đại động mạch, hẹp eo động mạch chủ, tuần hoàn hệ thống phụ thuộc ống động mạch. Xin bác sĩ tư vấn trường hợp con em có nguy hiểm không ...
Trưởng khoa Tim bẩm sinh, Trung tâm❀ Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn!
Theo kết quả siêu âm tim thai trên, đây là một bệnh tim bẩm sinh phức tạp. Bạn cần được theo dõi thai kỳ chặt chẽ, chuẩn bị nơi sinh và chăm sóc sau sinh chuyên sâu. Trường hợp này cần được hội chẩn giữa bác sĩ sản khoa, bác sĩ gây mê hồi sức, bác sĩ sơ sinh và tim mạch nhi (bác sĩ thông tim can thiệp 🉐nhi và phẫu thuật viên tim mạch nhi) để lên kế hoạch chăm sóc, phối hợp tốt nhất. Sau khi chào đời, cháu sẽ được theo dõi tại phòng hồi sức sơ sinh và có thể phải được thông tim hoặc mổ tim sớm trong giai đoạn sơ sinh. Tùy theo tình trạng bౠệnh, bác sĩ sẽ có các biện pháp điều trị khác nhau và tiên lượng khác nhau từ trung bình tới nặng. Chúc bạn và bé khỏe!
Em năm nay 23 tuổi, phát hiện bị tim bẩm sinh kênh nhĩ thất cách đây 2 năm. Bác sĩ có tư vấn em nên mổ thẩm mỹ đường dưới ngực thay vì mổ đường dọc ngực trước. Xin hỏi bác sĩ em có nên mổ thẩm mỹ không? Nếu mổ đường thẩm mỹ thì có nguy cơ gì không? Trường hợp nào nên mổ ...
Trợ lý Giám đốc Tr🙈ung tâm, Bác sĩ Tim bẩm sinh, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn!
Kênh nhĩ thất là một tình trạng bệnh đa dạng từ đơn giản tới phức tạp. Do đó, quyết định có✅ thể phẫu thuật thẩm mỹ hay không sẽ cần được đánh giá thêm trước khi đưa ra câu trả lời chính xác cho bạn. Phẫu thuật tim đường thẩm mỹ cuộc mổ thường kéo dài hơn do phẫu trường nhỏ, những trường hợp khó đôi khi phải chuyển sang đường mổ dọc ngực trước, nguy cơ 2 vết mổ. Nếu kênh nhĩ thất phức tạp, cần can thiệp nhiều (đóng các lỗ thông, sửa các van tim...) thì nên mổ hở.
Để ꦡtrả lời chính xác có thể mổ thẩm mỹ hay nên mổ hở, bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật tim bẩm sinh để các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và tư vấn cụ thể hơn cho bạn.
Thưa bác sĩ, con em được phát hiện tim bẩm sinh từ lúc mới sinh. Hiện giờ cháu đã 12 tháng, không có dấu hiệu tím tái, khó thở gì cả, vẫn sinh hoạt bình thường. Em chỉ thấy con ăn ít, chậm lớn hơn so với các bé cùng tuổi. Có phải bệnh tim làm bé chậm lớn không ạ? Em có nên cho ...
Trợ lý Giám 🌟đốc Trung tâm, Bác sĩ Tim bẩm sinh, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn,
Chậm tăng cân là một trong những dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em. Bạn꧅ nên đưa bé tới các bệnh viện có chuyên khoa Tim mạch Nhi để được thăm khám, đo điện tim, siêu âm tim, X-quang phổi. Trong một số trường hợp khó, đôi khi phải chụp MSCT tim và/hoặc thông tim. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và tư vấn cho bạn hướng điều trị thích hợp, từ việc theo dõi tiếp, điều trị thuốc hoặc thông tim và phẫu thuật tim.
Cháu nhà em 20 ngày tuổi, đi khám và siêu âm bác sĩ kết luận cháu bị: thông liên quanh màng lan dưới van chủ được 7,1-5,0mm, shunt PGmax 10mmHg, có conus dưới hai van động mạch, không hẹp đường ra các thất. Thông liên thất lỗ thứ phát 3,1mm shunt T-P.
Bác sĩ cho hỏi trường hợp của cháu liệu có tự vá được ...
Bác sĩ khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tܫâm Anh Hà Nội
Chào em,
Theo thông tin em cung cấp thì con em được chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh là: thông liên thất và thông liên nhĩ, trong đó lỗ thông liên thất phần quanh màng là tổn thương quan trọng nhất. Lỗ thông tương đối rộng nên khả năng tự vá được lꦓỗ thông là rất thấp (tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn thì cần biết thêm các thông tin như có tổ chức phình vách màng hay không và kiểu hình thái của lỗ thông). Còn với lỗ thông liên nhĩ thứ phát, nếu ở vị trí lỗ bầu dục thì cũng có thể sẽ tự đóng, nhưng điều này còn phụ thuộc vào tiến triển của lỗ thông liên thất, nên cần được theo dõi sát sao.
Về điều trị cho trường hợp của bé thì bao gồm: điều trị n꧑ội khoa (dùng thuốc) nhằm giảm thiểu biến chứng viêm phổi suy tim ứ huyết và duy trì tăng trưởng bình thường của trẻ. Chỉ định phẫu thuật hay can thiệp đặt ra tùy thuộc theo lâm sàng và tuổi của trẻ: phẫu thuật sẽ sớm tiến hành trong 6 tháng đầu nếu suy tim ứ huyết không khống chế được, bội nhiễm phổi tái phát và không tăng trưởng. Phẫu thuật trong vòng 1-2 năm đầu các ca thông liên thất lỗ lớn có thể khống chế được suy tim, nhưng áp lực động mạch phổi còn cao. Còn đối với trẻ lớn hơn, cần xét xem lưu lượng phổi có còn tăng nhiều hay không (QP/QS > 1,5-2).
Về quy trình chăm sóc và theo dõi bé, em cần lưu꧃✃ ý một số điểm như:
- Về chế độ ăn, em nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, đầu để cao khi cho bú. Nếu trẻ có biểu hiện mệt, gắng sức trong khi bú thì nên chia bữa nhỏ nhưng tăng số bữa ăn. Đầu tiên, cho bé ăn mỗi 2 giờ và khi đó em phải đánh thức bé dậy vào ban đêm vài lần để cho ăn, cho đến khi bé có thể ăn được lượng sữa lớn và thưa lần hơn. Nếu con em bú bình thì nên tìm loại vú giả mềm hơn hoặc có các lỗ🐈 rộng hơn để sữa chảy dễ dàng hơn.
- Về chăm sóc đường hô hấp: tránh cho trẻ tiếp xúc nguồn bệnh, ဣhạn chế trẻ tiếp xúc với nhiều người lạ, giữ ấm trẻ khi trời lạnh, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh Covid-19 này, em và người thân cần thực hiện 5K và tiêm phòng vaccine đầy đủ. Ngoài ra, trẻ cần được khám sức khỏe định kỳ, tuân thủ đơn thuốc nếu có là rất quan trọng với trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh. Hơn nữa, trẻ còn cần được tiêm chủng đầy đủ, thậm chí tiêm chủng bổ sung để tránh mắc các bệnh phổ biến. Chúc cháu khỏe mạnh!
Vui♏ lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ༺ bạn