Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) hôm 7/4 ghi nhận một nữ nhân viên y tế độ tuổi 20 xuất hiện triệu chứng đông máu vào ngày𓄧 29/3, hai tuần sau khi tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca. Các cục máu đông nằm rải rác trong phổi và chân của cô gái này.
Vào tháng 3, Hàn Quốc ghi nhận hai 💫trường hợp đông máu sau tiêm vaccine AstraZeneca. Một người là nhân viên y tế ở độ tuổi 20, bị huyết khối xoang tĩnh mạch não. Người còn lại là một phụ nữ 60 tuổi, tử vong sau khi tiêm vaccine 8 ngày. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy bà bị đông máu ở chân.
Sau Đức, Pháp, Hà Lan và Canada, Hàn Quốc là nước tiếp theo ngừng triển khaiཧ vaccine AstraZeneca cho người dưới 60 tuổi. Việc đình chỉ sả♈n phẩm sẽ cản trở chương trình tiêm chủng của Hàn Quốc – nơi chỉ dựa vào nguồn vaccine từ Pfizer và AstraZeneca. Hiện nước này có 3,37 triệu liều.
Nhân viên thuộc nhóm ngành thiết yếu như giáo viên mầm non💮, tiếp viên hàng không và nhân viên y tế được tiêm vaccine AstraZeneca, trong khi vaccine Pfizer được dành cho người từ 75 tuổi trở lên.
Tổng giám đốc Viện Vaccine Quốc tế, tiến sĩ Jerome H. Kim, cho rằng Hàn Quốc nên tiêm vaccine Pfizer cho người trẻ và vaccine AstraZen𝓀eca cho người cao tuổi, đặc biệt là khi hiệu quả của vaccine AstraZeneca đối với người cao tuổi đã được ghi nhận.
"Vaccine có thể mang nhiều lợi ích hơn cho nhóm dễ mắc biến chứn💞g nặng do Covid-19", tiến s🤡ĩ Kim nói.
Theo ông Kim, việc đánh giá các trường hợp đông máu tại Hàn Quốc, cũng như ở châu Âu và Anh là bài toán khó dành cho giới chức y tế. Kim♐ Woo-joo, giáo sư dịch tễ học của Đại học Hàn Quốc cũng cho rằng phân tích rủi ro và lợi ích của vaccine đối với người trẻ có phần phức tạp.
Tính đến ngày 6/4, 887.452 người Hàn Quốc đã được tiêm ít nhất một liều vaccine AstraZeneca. Trong đó, 10.674 trường hợp (khoảng 1,2%) gặp phản ứng phụ với triệu chứng nhẹ. N♎goài ra, 97 người bị sốc phản vệ, 20 người phải nhập viện và 34 t𒈔rường hợp tử vong.
Mai Dung (Theo Korea Herald, KBS)