Khi Bệnh viện Mount Sinai khai trương Trung tâm Chăm sóc hậu Covid-19 đầu tiên tại New York và cả trên toàn nước Mỹ, các bác 🏅sĩ cho rằng họ sẽ tiếp nhận những ca Covid-19 nặng đã được chữa khỏi. Virus ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể và bản thân những phương pháp điều trị căn bệnh này, chẳng hạn như đặt nội khí quản, cũng để lại những hậu quả, đòi hỏi quá trình hồi phục lâu dài. Tại bệnh viện Mount Sinai, với đội ngũ bác sĩ đa ngành, người bệnh được nhận các dịch vụ chăm sóc thể trạng và tinh thần sau cuộc chiến vất vả với Covid-19.
Tuy nhiên, trong sự ngạc nhiên của bác sĩ, nhiều người chỉ gặp triệu chứng Covid-19 nhẹ cũng đến điều trị. Họ không cần nhập viện, còn 💦trẻ, sức khỏe tốt, không bị bệnh nền như tiểu đường hay béo phì, nhưng nhiều tháng sau cơn bệnh, cơ thể vẫn không phục hồi.
"Chúng tôi từng nghe về nhữn🐼g căn bệnh do virus để lại di chứng, nhưng chúng thường không diễn ra trong nhiều tháng như những gì được chứng kiến ở đây. Bởi v🔯ậy, ai nấy đều vô cùng ngạc nhiên", bác sĩ Zijian Chen, Bệnh viện Mount Sinai, cho biết.
Đến nay, trung tâm đón hơn 1.600 bệnh nhân. Những người gặp tình trạng "Covid kéo dài" gặp phải những triệu chứng kỳ lạ không liên quan đến nhau, bao gồm mệt mỏi, đau nhức, khó thở, nhạy cảm nhẹ, không thể vận động mạnh, mất ngủ, tim đập nhanh không lý do, tiêu chảy, chuột r♈út, suy giảm trí nhớ...
Trường hợp của bà Lada Beara Lasic, 54 tuổi, một bác sĩ chuyên về thận, là ví dụ. Bà mắc Covid-19 hồi đầu tháng 4/2020, trải qua 3 tuần điều trị chứng khó thở và được xuất viện. Nghĩ rằng mình đã bì🍎nh phục, bà Lasic quay lại chỗ làm, nhưng ốm trở lại vào ngày hôm sau. Dù được làm việc từ xa, bà buộc phải tạm dừng sự nghiệp để nghỉ ngơi vì những triệu chứng trở nên tệ hơn.
Điều kỳ lạ là dù triệu chứng nặng như thế, rất khó xác định bệnh lý ở những bệnh nhân như bà La𓃲sic. Xét nghiệm máu chỉ cho thấy vài dấu hiệu viêm, men gan tăng và không có gì khác đáng kể. "Nhiều bệnh nhân tại đây đã trải qua những xét nghiệm đắt đỏ, nhưng tim, phổi, não tất cả dường như đều hoạt động bình thường", Dayna MacCarthy, chuyên gia phục hồi chức năng của Bệnh viện Mount Sinai, cho h💮ay.
𒈔Theo MacCarthy, phần lớn bệnh nhân cải thiện tình trạng theo thời gian, nhưng với tiến độ rất chậm. Thậm chí, một nhóm nhỏ chưa có tiến triển gì sau nhiều tháng kể từ làn sóng dịch thứ nhất quét qua thành phố New York. Hậu Covid-19, một số bệnh nhân, bao gồm cả bác sĩ và y tá, không thể làm việc trở lại vì họ luôn mệt mỏi và mất tập trung. Những người khác thì mất việc làm và không thể nhận trợ cấp tàn tật, vì các bác sĩ không thể xác định họ bị bệnh gì.
"Ban đầu, người ta nói virus này chỉ ảnh hưởng người lớn tuổi, nhưng sự thật không phải thế. 🏅Những bệnh nhân trẻ cũng phải trải qua những triệu chứng hết sức tồi tệ", bác sĩ McCarthy nhận xét.
Bác sĩ Chen ước tính 10% bệnh nhân Covid-19 đối mặt với các triệu chứng kéo dài tới hàng tháng – tỷ lệ tương đương với 100.000 ca bệnh mạn tính ở New York. Một số khảo sát còn đưa ra con số lớn hơn. Tổ chức Y tế Thế giới bắt đầu dùng thuật ngữ "Covid kéo dài" từ tháng 9/2020, còn các bác sĩ tự đặt một tên khác: Hội chứng cấp tính sau Covid-19.
Đối với nhiều bác sĩ, biểu hiện của hiện tượng "Covid kéo dài" có nhiều trùng hợp với một hội chứng bí ẩn khác:♒ Hội chứng mệt mỏi mạn tính (Myalgic Encephalomyelitis/Chronic fatigue syndrome – ME/CFS). ME/CFS có liên quan tới các bệnh nhiễm trùng trong hơn một thế kỷ, bao gồm cả bệnh SARS và H1N1.
Căn bệnh này vẫn chưa được hiểu rõ. Một số bác sĩ coi đây là vấn đề tâm lý vì một phần chưa ai tìm ra nguồn gốc căn bệnh. Vì nhiều lý do, số nghiên cứu về ME/CFS còn hạn🐼 chế so với chi phí thuốc men 10 tỉ USD và sự tụt giảm năng suất mà nó gây ra mỗi năm. Đó là chưa nói đến nhiều mảnh đời bị trôi vào lặng lẽ, đô๊i khi không thể tách rời chiếc giường bệnh.
Ngày nay, cộng đồng y👍 khoa đã chấp nhận sự tồn tại của hội chứng này. Một số bác sĩ còn tiến tới việc kiểm soát các triệu chứng. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Covid-19 và ME/CFS vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Ngoài ra, các nhà khoa học không🧜 loại trừ khả năng các triệu chứng lâu dài là hệ quả của nhiềm trùng dai dẳng và quá trình tự miễn. Theo Anindra Nath, giám đốc Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ, khi chống lại mầm bệnh, hệ miễn dịch sẽ chỉ đạo cuộc tấn công chính xác như sử dụng tên lửa lập trình. Tuy nhiên, khi cách này thất bại, những gì xảy ra tiếp theo là một cuộc dội bom. Nhiễm trùng có thể làm mất cân bằng hệ miễn dịch, gây ra bệnh tự miễn. Theo đó, "tấm khiên"của chúng ta sẽ chống lại chính thứ nó cần bảo vệ.
Có nhiều bằng chứng cho thấy Covid-19 khiến hệ miễn dịch phản ứng thái quá. Một số trẻ em và người lớn phát triển hội chứng viêm đa hệ thống. Vài tài liệu cho thấy virus châm ngòi một bệnh tự miễn tên là hội chứng Gu♓illain-Barré, khiến bệnh nhân bị bất động toàn thân hoặc một phần, nhưng sau đó vẫn hồi phục được. Một vài chuyên gia cho rằng nhiều bệnh nhân Covid-19 chết vì bệnh tự miễn. Hiện tượng tự phá huỷ này thường được gọi là bão cytokine.
Điều này có thể giải thích vì sao những nạn nhân của hội chứng Covid kéo dài đa phần là phụ nữ. Nữ giới giới có xu hướng mắc bệnh ꦍtự miễn nhiều hơn nam giới. Akiko Iwasaki, một nhà miễn dịch học từ Đại học Yale, nhận thấy tế bào T ꦿđóng vai trò chống lại virus ở bệnh nhân nữ mắc Covid-19 có phản ứng mạnh mẽ hơn ở bệnh nhân nam. Trong khi ấy, testosterone lại có khả năng kìm hãm các phản ứng miễn dịch ở mức độ nhẹ.
Đến nay, khi chúng ta hi vọng dịch bệnh sẽ sớm kết thúc, vẫn còn đó nỗi lo lắng về hậu quả dai dẳng của virus đối với sức khoẻ của hàng triệu người. Nhiều năm tới, sau khi người chết yên nghỉ và nhân loại giành chiến thắng trước đại dịch, các nạn nhân của Covid-19🍒 có thể phải tiếp tục chịu đựng những di chứng tồi tệ. Đó là nỗi sợ k🍰hông thể chối cãi.
Mai Dung (Theo New York Times)