Bệnh nhân được c𒐪hẩn đoán nhiễm nCoV lần đầu hồi tháng 4, với các triệu chứng đau họng, ho, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy. Tình trạng bệnh tiến triển tốt, anh xét nghiệm hai lần âm tính với nCoV cuối thán𝔍g 4, sức khỏe ổn định.
Ngày 31/5, bệnh nhân tới viện khám vì xuất hiện các triệu chứng sốt, đau đầu, chóng mặt, ho, buồn nôn, tiêu chảy. Năm ngày sau, anh nhập viện, cần hỗ trợ thở oxy liên tục. Kết quả xét nghiệm cho thấy anh dương tính với nCoV, bệnh tình nghiêm trọn꧙g hơn lần đầu.
Các nhà nghiên cứu Đại học Y khoa Nevada Reno và Phòng thí nghiệm Y tế Cộng đồng Nevada đã tiến hành giải mã trình tự gene của cả hai mẫu nCoV thu thập๊ từ bệnh nhân trong hai lần mắc. Kết quả, chủng nCoV trong lần tái nhiễm nguy hiểm hơn chủng người này nhiễm lần đầu.
"Nghiên cứu rất có thể là một ví dụ rõ ràng về tình trạng tái nhiễm. Tái nhiễm nCoV có thể xảy ra. Điều này nằm trong dự đoán, vì cơ thể con người không bao giờ đạt 100% miễn dịch", Kristian Anderson, giáo sư miễn dịch học và vi sinh tại Scripps Research, La Jolla, 𓃲California, nhận xét.
"Chúng ta chưa biết về tần suất tái nhiễm, tình trạng này sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian", Anderson cho biết. "Trước khi các nghiên cứu rộng hơn được tiến hành, không thể kết luận một ca tái nhiễm đơn lẻ ảnh hưởng thế nào tới tuổi thọ, khả năng ܫmiễn dịch với nCoV và việc phát triển vaccine trong tương lai".
Đây không phải trường hợp tái nhiễm Covid-19 đầu tiên trên thế giới. Trước đó, hôm 24/8, Đại học Ho⛦ng Kong báo cáo một bệnh nhân nam 33 tuổi tái nhiễm CoV lần hai sau hơn 4 tháng mắc bệnh.
Thông thường, người mắc Covid-19 tái dương tính sau một thời gian khỏi bệnh chỉ là do "tàn dư", là các mảnh virus còn sót lại trong cơ thể. Mảnh virus lúc đó không còn hoạt động. Kết quả dương tính lần thứ hai phần nhiều🍌 do độ nhạy của kit xét ngh♎iệm.
Tái nhiễm nCoV là khi ngư♋ời bệnh nhiễm lượng virus hoàn toàn mới. Người bệnh nói trên bị nhiễm lại nCoV, chủng thứ hai có sự khác biệt đáng kể về gene so với chủng trong lần nhiễm thứ nhất.
Lê Hằng (Theo Reuters, CNN)