Thăm khám ngườiཧ vợ, nhận thấy việc chuyển phôi tươi sẽ khó cho được k♎ết quả tốt, bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan (chuyên gia chữa vô sinh hiếm muộn tại TP HCM) quyết định trữ phôi đông lạnh và chủ động tạo cửa sổ làm tổ cho phôi ở niêm mạc tử cung để chuyển phôi vào. Thành công vượt ngoài mong đợi, một bé trai kháu💧 khỉn🐲h chào đời trong niềm hạnh phúc của đôi vợ chồng hiếm muộn phải bao phen bôn ba, vất vả chạy chữa.
Một trường hợp khác để lại ấn tượng sâu sắc với bác sĩ Lan là cặp vợ chồng người Tanzania từ châu Phi. Người vợ bị viêm nhiễm phụ khoa tắc hai vòi trứng nên không thể sinh con theo cách thông thường. Người chồng tìm hiểu thông tin trên mạng, biết được kỹ thuật chữa vô sinh tại Việt Nam rẻ mà tỷ lệ thành công cao nên chủ động email liên hệ rồi thu xếp qua. Sau khi người chồng lấy tinh trùng đông lạnh rồi về nước, người vợ thuê nhà tại TP HCM ♓để chữa trị. Họ đậu thai ngay chu kỳ đầu, đến lúc thai được 10 tuần tuổi thì🐼 người chồng qua đón vợ về.
“Lúc chia tay, anh chồng cứ nằng nặc đề nghị bác sĩ Việt Nam qua châu Phi mở chi nhánhꦺ để đem lại niềm vui cho các cặp vợ chồng gian nan chờ con bên đó. Sau này họ báo tin vui đẻ con gái khỏe mạnh, xinh xắn 2,9 kg, hẹn khi bé 5-6 tuổi sẽ quay lại Việt Nam sử dụng phôi trữ để sinh thêm đứa nữa”, bác🌱 sĩ Lan nhớ lại.
Trong số hàng tr🎉ăm cặp vợ chồng người nước ngoài thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam mỗi năm, bên cạnh những người đến công tác rồi kết hợp điều trị thì có những bệnh nhân tận châu Mỹ, Âu, Phi... hoàn toàn chỉ đến chữa bệnh rồi về. Không ít trường hợp thất bại nhiềuౠ lần ở nước ngoài lại thành công khi chữa trị một lần tại Việt Nam với chi phí rẻ hơn rất nhiều.
Mỗi trường hợp bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm là một câu chuyện cảm động. Năm 2010, đội ngũ y bác sĩ Việt Nam từng “chạy đua với thời gian” để điều trị cho một cặp vợ chồng từ Mỹ. Cách nửa vòng trái đất, người đàn ông gửi email cầu cứu vì bị ung thư xương, ung thư tiền liệt tuyến di căn với thời g🌌ian sống còn rất ít và bày tỏ ước mong có🍸 con trước khi chết.
Người vợ nửa muốn ở cạnh chồng trong những ngày cuối đời, nửa không muốn bỏ lỡ cơ hội cuối cùng có con với anh. Đấu tr🃏anh nội tâm, cuối cùng chị quyết định tới Việt Nam thụ tinh trong ống nghiệm. Mẫu tinh trùng duy nhất được lấy trước khi điều t🌠rị hóa trị cho người chồng cũng được chuyển về.
“Một mặt phải làm nhanh để người vợ trở về Mỹ cạnh chồng, một mặt lꦦà áp lực phải thành công bằng mọi giá để khỏi day dứt trước hoàn cảnh đặc biệt ấy, nên từng khâu trong quy trình đềඣu được chúng tôi chăm chút cẩn thận. May mắn trời thương, người vợ đậu thai và trở về Mỹ. Sau đó chồng mất, người vợ email cảm ơn y bác sĩ Việt Nam đã giúp vợ chồng thỏa nguyện niềm mong ước”, bác sĩ Lan chia sẻ.
Lăn lộn 17 năm trong nghề thụ tinh ống nghiệm, tham gia từ những ca đầu tiên khi kỹ thuật này còn trong trứng nước tại Việt Nam, bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan cho biết, tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm nước ta không hề thua kém các nước tiên tiến trên thế giới và số chu kỳ luôn dẫn đầu khu vực. Trình độ chuyên môn của các bác sĩ Việt Nam ngày càng được khẳng định với những bài báo 🃏cáo khoa học tạo được tiếng vang tại các hội nghị quốc tế, tham gia giảng dạy cho các bác sĩ đến từ nhiều quốc gia.
Không chỉ người nước ngoài, một số Việt kiều cũng tin tưởng quê nhà là nơi chữa vô sinh. Sau bốn lần thụ tinh trong ống nghiệm thất bại tại Ba Lan, đôi vợ chồng Việt kiều tranh thủ đợt ăn Tết tại Việt Nam để "thử vận may" một lần nữa. Người vợ 39 tuổi bị ꦑtắc hai vòi trứng. Các bác sĩ Ba Lan khuyên bệnh nhân đi xin trứng để làm thụ tinh. Khi khảo sát buồng trứng thấy vẫn còn khả năng, bác sĩ Ngọc Lan thuyết phục bệnh nhân thử lại một lần nếu không được thì mới tính đến phương án xin trứng. May mắn thành công ngay sau chu kỳ chuyển phôi đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân mang bầu và hạ sinh song thai một traiಞ một gái.
Có những người Việt Nam tốn tiền khá lớn ra ngoài chạy chữa thất bại, khi về nước chữa trị lại may mắn thành công. Một bệnh nhân tại Hà Nội tốn gần một tỷ đồng cho 2 lần sang Thái Lan điều trị gồm chi phí ăn ở, đi lại, chi phí thực hiện thụ tinh ống nghiệm nhưng điều kỳ diệu vẫn không xuất hiện. Sau khi về Việt Nam, thay vì kích thích buồng trứng thì chị được áp dụng kỹ thuật nuôi trứng non, bệnh nhân mang song thai 2 bé trai khỏe mạnh. “Bệnh nhân đặt niềm tin, tâm lý tin tưởng vào mình cũng🐷 là một trong những yếu tố đưa đến sự phối hợp tốt để thành công”, bác sĩ Lan phân tích.
Góp phần hoài thai những🌸 nụ cười trẻ thơ cho hàng chục nghìn cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, bác sĩ Lan trải qua vô số lần được sẻ chia niềm vui tột bậc, nhưng song song đó là không ít chua chát đối diện với giọt nước mắt tuyệt vọng của bệnh nhân t⛎rong những chu kỳ thất bại.
“Dù là người nước nào, điều trị ở đâu thì miễn các cặp vợ chồng có thai là điều thiêng liêng và đáng mừng. Mặc dù tỷ lệ thành công ở nước ta khá cao, thự𝓰c tế cơ hội thành công của một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm cũng chỉ khoảng 40-45%, tùy theo từng bệnh nhân. Các bác sĩ chỉ biết luôn chăm chút, cẩn thận trong từng bước quy trình để đạt được xác suất cao nhất”, bác sĩ Lan tâm niệm.
Lê Phương