Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 type, ký hiệu là D1, D2, D3, D4𝓀. Bác sĩ Lương Chấn Quang, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật, Viện Pasteur TP HCM, cho biết những năm gần đây, chủng D1 chiếm ưu thế ở khu vực phía Nam. Nửa đầu năm nay, chủng D1 vẫn chiếm ưu thế nhưng mới đây khi lấy mẫu giám sát ở một số địa phương có số ca mắ൩c tăng, chuyên gia phát hiện các ca bệnh ở đó chủ yếu mắc chủng D2. Năm 2019 - thời điểm dịch bùng phát nhiều, chủng D2 cũng chiếm ưu thế.
Phó giám đốc Sở Y tế 𓆉TP HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu, cho rằng từ các quan sát trước đây, khi có chuyển đổi type virus gây bệnh thì số ca mắc sẽ thường tăng cao.
"Số ca tăng sẽ khiến số bện෴h nặng, kéo theo số tử vong cao nếu không kịp có giải pháp ngăn chặn", ông Châu nói.
Trên thực tế, số ca sốt xuất huyết năm nay tại khu vực phía Nam đang tăng nhanh ngay từ đầu mùa mưa, số bệnh nhân nặng và tử vong gấp nhiều lần năm 2019. Trong đó, người bệnh sốt xuất huyết tại TP HCM đang cao nhất nước với gần 21.000 ca kể từ đầu năm - tăng hơn 172% cùng kỳ năm ngoái. Thành phố ghi nhận 10 ca tử vong. Nhiều bệnh viện tuyến cuối tại TP HCM quá tải, phải kê thêm giường ở hành lang vì bệnh nhân nặng dồn dập vào viện.
"Đến nay chưa có tài liệu nào cho biết trong 4 type, loại nào gây bệnh nặng hơn. T✱uy nhiên, người mắc chủng nào chỉ miễn dịch với chủng đó, nếu có sự thay đổi thì sẽ dễ nhiễm thêm chủng mới, làm số ca bệnh tăng", bác sĩ Châu phân tích. Một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời với 4 type virus khác nhau. Một số trường hợp, mắc lần thứ hai còn dễ nặng hơn lần đầu bị bệnh.
Cùng quan điểm, tiến sĩ Lê Mạnh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết khi đã có một chủng lưu hành, thêm chủng khác thì sẽ dễ lây bệnh hơn, dịch dễ lan ꧋tràn hơn. Bác sĩ Hùng cũng cho rằng với virus sốt xuất huyết, chưa thể khẳng định chủng nào nguy hiểm hơn vì bệnh nặng hay nhẹ còn tùy thuộc cơ địa, thể trạng từng người. Đối tượng có cơ địa béo phì, bệnh nền, mang thai..., dù nhiễm chủng nào thì khi mắc bệnh cũng rất dễ diễn tiến nặng.
Với 30 năm kinh nghiệm điều trị bệnh nhi sốt xuất huyết, chứng kiến ཧnhiều đợt dịch, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP HCM, cho rằng năm nào chủng D2 xuất hiện nhiều thì năm đó ca mắc tăng và thường nhiều bệnh nhân nặng.
"Khả năng D2 có độc lực cao nhất trong 4 chủng, khiến bệnh nhân dễ sốc, tổn thương tạng", bác sĩ nói, giải thích rằng "chủng virus chỉ là một ꧅trong những yếu tố làm tăng bệnh nặng, bên cạnh các vấn đề như trẻ thừa cân, trẻ sơ sinh, nhân viên y tế không phát hiện bệnh và xử trí kịp thời, sự chủ quan của phụ huynh...".
Theo bác sĩ Tiến, dù nhiễm sốt xuất huyết chủng nào cũng cần chăm sóc bằng cách hạ sốt, uống nhiều nước, theo dõi kịp thời dấu hiệu trở nặng. Bệnh nhân nặng phải điều trị tích cực, hồi sức sốc, theo dõi huyết động, dịch truyền cao phân tử, thuốc vận mạch, hỗ trợ hô hấp, kh🐼i cần phải rạch ổ bụng giải áp. Bệnh nhân s🐽uy đa cơ quan phải lọc máu, suy hô hấp tuần hoàn nặng phải can thiệp ECMO...
Hiện, các xét nghiệm thông thường không thể biết bệnh nhân sốt xuất huyết nhiễm chủng nào. Để xác định, Viện Pasteur sẽ phân lập virus, theo dõi chủng virus để đưa ra dự báo cho từng giai đoạn, cꦦảnh báo cho cộng đồng, giúp các nhà lâm sàng có chiến lược ứng phó thích hợp.
Ngoài sự thay đổi chủng virus, ngành y tế TP HCM lý giải năm nay số ca mắc tăng cao, số bệnh nặng và tử vong nhiều do bác sĩ có kinh nghiệm điều ▨trị sốt xuất huyết đã nghỉ việc, thiếu dịch truyền cao phân tử, chuyển viện không an toàn, bệnh nhân đến viện muộn...
Thời gian qua, TP HCM tăng cường nhiều biện pháp, tập huấn các bệnh viện, tuyến y tế cơ sở, nơi tiếp nhận những bệnh nhân đầu tiên đến khám, giúp tăng khả năng phát hiện và xử trí kịp thời những trường hợp trở nặng. Lãnh đạo ngành y tế thành phố đề nghị bệnh viện tuyến dưới và các tỉnh thành tăng năng lực điều trị, xử trí tại chỗ những ca bệnh nhẹ, hội chẩn với tuyến trên, hạn chế chuyển viện không cần thiết. Các cơ sở có thể báo động đỏ liên viện, tu🐻yến trên cử chuyên gia đến điều trị bệnh nhân tại chỗ, tránh chuyển viện làm tăng nguy cơ nặng của bệnh nhân (nếu hồi sức trên xe♑ cứu thương không đảm bảo).
Lê Phương