Bác sĩ Phạm Văn Phúc, P𝔍hó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết khoảng một tuần trở lại đây, số F0 nặng có xu hướng tăng nhanh, trung bình mỗi ngày 5-6 ca nhập viện. Bệnh nhân được y tế tuyến tỉnh chuyển tới,⛄ nhiều nhất tại Hưng Yên, Phú Thọ, Nam Định, Hà Nam, Hà Nội... Họ đều trong tình trạng suy hô hấp, một số phải can thiệp đặt ống nội khí quản, thở máy ngay khi vào viện.
Bệnh viện đang điều trị khoảng 50 ca nặng và nguy 🦩kịch, trong đó 19 trường hợp thở máy và một ca can thiệp ECMO, tại 2 Khoa Hồi sức tích cực và Cấp cứu. Đa số bệnh nhân là người cao tuổi, nhiều bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường... Trong đó, chỉ một người trú tại Hà Nội đã tiêm một mũi vaccine Covid-19 (từ tháng 9), những🌞 trường hợp còn lại đều chưa tiêm vaccine.
Bác sĩ Ph♏úc nhận định, bệnh nhân nặng có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn này do dịch Covid-19 đang bùng phát ở nhiều tỉnh thành. Một số trường hợp chưa tiêm vaccine, tiêm ꧟chưa đủ liều hoặc chưa đạt thời gian tối thiểu để có kháng thể sau tiêm (2 tuần) làm tăng nguy cơ diễn tiến nặng, nhất là với đối tượng người cao tuổi, người mắc bệnh nền.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, bác sĩ Phúc nhấn mạnh, ý thức của người dân là yếu tố quan trọng nhất để ngăn dịch lan rộng, bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh. "Mọi người cần tuân thủ thông điệp 5K c🔯ủa Bộ Y tế (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế), tránh việc tụ tập đông người để hạn chế lây nhiễm", bác sĩ Phúc nói.
Các tỉnh thành nên đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine Covid-19 🧜cho người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao diễn tiến nặng và tử vong, đặc biệt là nhóm trên 50 tuổi.
Bác sĩ cũng lưu ý người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ mắc bệnh và lây bệnh cho người khác. Ngoài ra, tiêm vaccine giúp giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng nhưng vaccine chỉ bắt đầu có hiệu quả, giúp sản sinh miễn dịch ở ít nhất 2 tuần sau tiêm. Do vậy, người dân không nên chủ quan mà lơ là các khuyến cáo phòng dịch của ngành yಌ tế.
Hiện, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương còn điều trị 51🎃4 bệnh nhân Covid-19 tại nhiều Khoa như Hồi sức tích cực, Cấp cứu, Nhi, Nội tổng hợp, Virus ký sinh trùng...
Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc đang xu hướng tăng ca nhiễm. Ngày 12/11, Hà Nội ghi nhận 165 ca nhiễm, 13 ổ dịch đang lưu hành và được dự báo vẫn tiếp tục tăng. Hà Nội dự kiến thành lập 508 trạm y tế lưu động, với phương án là ổ dịch xuất hiện ở đâu sẽ lập trạm y tế đến đó; đồng thời linh hoạt xử lý các ổ dịch theo nguyên tắc "nguy cơ đến đâu, khoanh đến đấy".
Tổng số ca nhiễm tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4) là 5.778, trong đó số cộng đồng 2♈.202 ca, số mắc là người đãᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ được cách ly 3.758 ca.