Ngày 11/7, tiến sĩ Trần Anh Bích, Phóꦬ Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết điểm chung của các bệnh nhân này là đều từng bị Covid-19, trong thời gian mắc bệnh có tr𓆏iệu chứng đau vùng đầu, mặt, răng miệng. Các triệu chứng tiến triển kéo dài âm ỉ, không giảm dù đã hết Covid từ lâu, đi khám nhiều nơi được chẩn đoán chủ yếu là bệnh viêm xoang, áp xe hàm... nhưng điều trị, kể cả phẫu thuật vẫn không bớt. Trước đó, họ không có tiền sử mắc bệnh tai mũi họng hay răng hàm mặt.
Hai trường hợp đầu tiên vào viện, các bác sĩ mổ xoang xong, bệnh nhân khỏe hơn nhưng hình ảnh phim chụp ghi nhận tình trạng hoại tử xương bất thường. Bác sĩ đề nghị mổ tiếp, bệnh nhân cảm thấy sức khỏe bình thường nên không đồng ý. Sau đó, bệnh nhân s🍬uy đa tạng rất nhanh, bác sĩ cố gắng cứu chữa nhưng không thành công.
Những bệnh nhân tiếp theo vào viện với triệu chứng tương tự, khiến các bác sĩ rất trăn trở bởi bệnh "bất thường, trước đây chưa từng gặp, chưa có phác đồ điều trị". Lãnh đạo C💛hợ Rẫy hội chẩn nhiều lần với nhiều chuyên khoa để tìm câu trả lời cho căn bệnh, sau đó quyết định phối hợp phẫu thuật sớm cho bệnh nhân khi tình trạng chưa diễn tiến nặng. Tuy nhiên 6 bệnh nhân không đồng ý mổ và xin về nhà, 3 bệnh nhân đồng ý đánh cược sinh tử, bước vào cuộc mổ mà chính các bác sĩ "không chắc c🥂hắn về tỷ lệ thành công".
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Khang, Phó Khoa Ngoại Thꦏần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết hơn 30 năm làm việc, đây là những trường hợp đầu tiên ông gặp có những bệnh lý lạ. Thông thường, những bệnh lý viêm xương trên xương sọ rất hiếm gặp vì vùng này được các mạch máu nuôi rất tốt, ít khi thiếu máu hoại tử. Các bệnh nhân này khi vào viện tưởng chừng mắc những bệnh phổ biến như viêm xoang, răng hàm nhưng tiến triển rấtဣ lạ, đều ghi nhận tình trạng hủy xương.
Các bác sĩ khoa ngoại thần kinh phối hợp khoa tai mũi họng để phẫu thuật vì vùng hoại tử liên quan rộng. Kíp mổ ghi nhận bên cạnh phần xương chết xuất hiện rất nhiều mủ, nếu không giải quyết sớm thì bệnh nhân sẽ tử ꦡvong như hai trường hợp trước đó. "Mổ những ca chưa từng gặp, lại là những cuộc mổ khó, chúng tôi rất lúng túng, băn khoăn nhưng cũng quyết tâm đến cùng để cứu bệnh nhân", bác sĩ Khang nói.
May mắn, s𒉰au ca mổ lấy những ổ viêm nhiễm, giải quyết gần như triệt để các ổ xương hoại tử và điều trị kháng sinh, kháng nấm, cả ba bệnh nhân hồi phục khả quan. Các xét nghiệm, phim chụp ghi nhận tình trạng viêm dừng hẳn, bệnh nhân không còn những triệu chứng trước đây và chuẩn bị xuất viện. Cả ba sẽ tái khám, theo dõi định kỳ để đánh giá bệnh.
Theo phó giáo sư Trần Minh Trường, nguyên Phó🍌 giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, Chủ tịch Hội Phẫu thuật đầu cổ TP HCM, hội chẩn và tìm kiếm tài liệu trên thế giới, các bác sĩ ghi nhận các bệnh nhân bị cốt tủy viêm xương hàm mặt, cốt tủy viêm xương nền sọ. Trước đây, bệnh rất hiếm gặp nhưng từ tháng 5/2021 đến tháng 5 năm nay, y văn ghi nhận khoảng 80 bài báo cáo, chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc, nhiều nước châu Á và một số nước châu Âu, Mỹ. Hầu hết bệnh nhân có bệnh nền, đái tháo đường, đều từng mắc Covid-19 thời điểm biến chủng Delta bùng phát. Phương pháp điều trị là phẫu thuật lấy xương hoại tử, sau đó tấn công bằng kháng sinh, kháng nấm.
Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết đến nay vẫn chưa thể khẳng định bệnh này có liên quan đến Covid🅷-19 hay không. Nguyên nhân của tình trạng hủy xương thường do tắc mạch, giảm máu nuôi dẫn đến hoại tử, hoặc có thể do các yếu t🍎ố bên ngoài như vi sinh vật tấn công làm viêm nhiễm xương. Trong ba bệnh nhân này, hai trường hợp có nấm sợi tơ trong mô xương sọ bị viêm, tương tự các báo cáo quốc tế.
Bình thường, môi trường xung quanh có nhiều loại vi sinh vật, khi cơ thể suy giảm miễn dịch như mắc bệnh đái tháo đường, sẽ dễ bị tấn công. Trước đây người đái tháo đường rất hiếm bị cốt tủy viêm xương nhưng sau khi Covid-19 xuất hiện, thế giới ghi nhận nhiều ca. "Điều này có thể do cơ thể người mắc Covid bị rối loạn miễn dịch kéo dài, cộng với bệnh lý nền sẵn đó, dẫn đến nấm phát🐎 triển nhiều hơn trong cơ thể, gây viêm nhiễm", bác sĩ Hùng phân tích. Trong 11 trường hợp, có 5 bệnh nhân mắc đái tháo đường. Các bệnh nhân sau phẫu thuật đều được dùng kháng sinh, kháng nấm khoảng 6 tháng để đánh giá tình hình.
"Chúng tôi chưa rõ bệnh có thường gặp gần đây không, nhưng rất có thể bệnh nhân vào các cơ sở y tế, sau đó tử vong với các chẩn đoán như áp ﷺxe não, viêm màng não mủ...", bác sĩ Hùng nói và thêm rằng đây là những lý do tử vong thuộc "phần ngọn của vấn đề", còn gốc rễ sâu xa cần các bác sĩ phải nhận ra bất thường, chú tâm tìm hiểu và phối hợp điều trị sớm.
Khỏe mạnh sau hơn nửa năm vô ra các bệnh viện, nữ bệnh nhân 43 tuổi ngụ quận 8, TP HCM, cho biết bị Covid-19 tháng 11 năm ngoái. Khi mắc bệnh khoảng ba ngày, chị đau răng, sưng mặt, sau đó vào🦄 bệnh viện đi🔯ều trị nha khoa, răng bớt đau nhưng mặt vẫn còn sưng. Bác sĩ giới thiệu sang chuyên khoa tai mũi họng phẫu thuật viêm xoang rồi tiếp tục điều trị áp xe hàm vẫn không khỏi. Kết quả chụp CT ghi nhận xương bị hoại tử nên bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy phẫu thuật.
"Ban đầu cứ nghĩ bệnh đơn giản, đến lúc bác sĩ Chợ Rẫy giải thích mới biết bệnh lạ và hiếm gặp. Trước khi mổ, bác sĩ còn khuyên về sắp xếp chuyện gia đình vì bệnh 💧này mới quá, bác sĩ cố gắng cứu nhưng không biết sống chết thế nào, may mà cuối cùng qua khỏi", bệnh nhân nói.
Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân sau khi mắc Covid khoảng 6-8 tháng nếu có nhức đầu, vi🍃êm xoang, cần chꦿụp CT sọ não để kiểm tra.
Lê Phương