Ghép thận là một trong những kỹ thuật y sinh học tiên tiến nhất hiện nay, nhằm thay thế ch♒o quả thận đã mất chức năng của người bệnh. Sau ca phẫu thuật kéo dài 3-4 giờ, người bệnh đã có thể quay trở lại với cuộc sống tương đối bình thường, không phải lọc máu. Ngoài ra, phương pháp ghép thận mang đến nhiều ưu điểm khác như giảm nguy cơ tử vong, ít phải ăn uống♏ kiêng khem...
Điều kiện của người hiến và ghép thận
Theo TTƯT.BS.CK2 Tạ Phương Dung, Phó chủ tịch Hội Thận học TP HCM, để đảm bảo thành công cho ca phẫu thuật ghép thận, người bệnh cần chuẩn bị sẵn sàng về cả thể chất và tinh thần bằng cách tuân thủ lịch hẹn tái khám và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, xây dựng chế 🤪độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên vận động, bỏ thuốc lá và dành thời gian thư giãn tinh thần.
"Đặc biệt, để đảm bảo sức khỏe chờ đến ngày được ghép thận, người bệnh có thể lựa chọn một trong những giải pháp lọc máu hiệu quả nhất hiện nay là lọc🍸 màng bụng (PD). Phương pháp này thực hiện lọc loại bỏ nước dư thừa, các chất thải thay cho quả thận bằng chính màng bụng của người bệnh", Bác sĩ Phương Dung cho biết.
Lựa chọn lọc màng bụng trong giai đoạn chờ ghép thận giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng máu như viêm gan B, viêm gan C, HIV... so với lựa chọn lọc máu cấp bằng phương pháp chạy thận nhân tạo. Ngoài ra, lọc màng bụng còn bảo vệ chức năng thận tồn lưu hiệu quả, hạn chế nguy cơ teo nhỏ bàng quang, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chứa đựng nước tiểu sau ghép thận. Lọc màng bụng cũng giúp cho thận mới được ghép sớm hoạt động hiệu quả, người nhận thận mau chóngဣ hồi phục và góp phân kéo dài "tuổi thọ" thận ghép cũng như người bệnh.
Tình trạng sức khỏe của người hiến thận cũng cần được kiểm tra chặt chẽ dựa trên các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán cận lâm sàng ꦅnhư xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp X-quang lồng ngực, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI) thận...
Bên cạnh đó, Bác sĩ Phương Dung cho hay người hiến tặng phải trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên và có sức khỏe ổn định, không mắc bất kỳ bệnh lý mạn tính nào như cao huyết áp cao, tiểu đường, ung thư, HIV, viêm gan, nꦛhiễm trùng cấp tính, không thừa cân, không hút thuốc và có sức khỏe tâm thần tốt.
Ghép thận có tỷ lệ thành công cao
Hiện có hai phương thức hiến thận chính là hiến thận trực tiếp và h💜iến thận không định hướng.
Hiến thận trực tiếp là hình thức tặng thận một cách có chủ đích. Người có sức khỏe đảm bảo, thận còn hoạt động ổn định có thể tặn💞g một quả thận cho một người cụ thể nào đó khi mình còn đang sống hoặc để lại di nguyện hiến tặng. Đó có thể là nh൩ững người cùng huyết thống, người có mối quan hệ hôn nhân hay bạn bè, đồng nghiệp...
Hiến thận không định hướng là hình thức tặng thận vào n🐻gân hàng mô, cho những trường hợp không cụ thể. Các đơn vị có chức năng lưu trữ mô sẽ thực hiện việc liên lạc và trao đổi với người có nhu cầu theo thông tin được đăng ký trước để thực hiện ghép thận. Thận được hiến có thể từ người còn sống, hoặc người chết não (tim còn đập) hoặc chết tim (tim ngừng đập).
Một nghiên cứu được thực hiện trongꦑ khoảng 50 năm của một bệnh viện tại Hàn Quốc công bố năm 2018 cho thấy, trong hơn 3.000 ca ghép thận, tỷ lệ thận ghép hoạt động trong 1, 5, 10, 20, 30 năm lần lượt là 97%, 92%, 90%, 51% và 36%. Tỷ lệ sống của bệnh tương ứng lần lượt là 96%, 89%, 82%, 64%, và 52%.
Dựa trên nghiên cứu này, các chuyên gia đã tiến hành lựa chọn hoặc kiểm soát liệu ꦬpháp miễn dịch thích hợp, để giảm thiểu tình trạng thải ghép mạn, một trong nhữᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚng yếu tố gây trở ngại cho sức khỏe người bệnh, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị của phương pháp ghép thận.
"Hiến tặng thận là🎃 một nghĩa cử✱ cao đẹp. Nếu có sự chuẩn bị chu đáo cho ca ghép thận, đây sẽ là cơ hội để người suy thận 'hồi sinh' với một quả thận mới!", Bác sĩ Phương Dung nói.
Anh Ngọc